TOP 5 mẫu Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt (2023) SIÊU HAY
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung lớp 11 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung – Ngữ văn 11
Bài giảng Ngữ văn 11 Chí phèo
Dàn ý Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung
I. Mở bài
· Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Một tác giả lúc nào cũng trăn trở về cách sống và cách viết, luôn nhìn đời bằng con mắt của tình thương. Chí Phèo là một tác phẩm Nam Cao đã dùng tình thương để nhìn và để viết nên như vậy
· Với cái nhìn đầy tình thương, Nam Cao đã để cho sự lương thiện một lẫn nữa quay trở về với Chí sau khi gặp được Thị Nở
II. Thân bài
1. Khái quát về hoàn cảnh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở
· Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện
· Sau khi bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù
· Nhà tù Thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
· Làm tay sai cho Bá Kiến
⇒ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
2. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
– Hoàn cảnh gặp gỡ:
· Không ai đáp lại lời chửi của Chí Phèo nên “hắn” rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu
· Khi đã hả hê, Chí Phèo lảo đảo ra về
· Hắn gặp một người đàn bà ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị Nở)
· Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng
⇒ Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã đem đến những biến chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo.
3. Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
a. Thức tỉnh
– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”
· Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”
· Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
· Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”
· Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất
· Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
· Hắn đủ tỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒ Cuộc gặp với Thị đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên
b. Niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về
· Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
· Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc
· Thấy Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn
· Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ con
· Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về
· Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy
c. Thất vọng, đau đớn
– Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, bởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn:
· “Ngẩn người”, “ngẩng mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương
· Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua
· Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn níu kéo hạnh phúc
· Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng
d. Phẫn uất
· Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao
· Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
· Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình
⇒ Hành động tự kết liễu thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng
III. Kết bài
· Khái quát lại diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
· Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân.
Bài giảng Ngữ văn 11 Chí Phèo
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung (mẫu 1)
Thị Nở là một người ngớ ngẩn, chính cái ngớ ngẩn ấy đã đập tan mọi hi vọng cứu vãn cuộc đời Chí Phèo. Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không còn cách nào níu giữ được Thị. Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hi vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình - người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khát khao tình yêu thương, khát khao cuộc đời lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không có cách gì có thể cứu vãn.
Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thành một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến - người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu - đó là làm người lương thiện.
Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết chết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung (mẫu 2)
Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi những đau khổ, những bất hạnh. Hắn có mặt trên đời cũng đã khổ "trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch cũ", rồi hắn cũng từng là anh canh điền lành, không thích cái người ta khinh. ý vậy mà, từ một anh nông dân hiền lành hắn trở thành tên tù, tên lưu manh, con quỷ dữ mất hết nhân hình, nhân tính. Bi kịch, cuộc đời hắn quả là một bi kịch. Đỉnh điểm của bi kịch ấy là sau khi hắn được gặp thị Nở. Thị Nở đã đánh thức cái lương thiện trong con người hắn, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở. Hắn ước được "làm người" được trở về cuộc sống lương thiện.
Những tưởng ước mơ, khao khát của hắn sẽ được thị Nở mở đường nhưng Thị lại từ chối hắn và hắn cũng không có cách nào níu giữ được. Thế là Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai "làm người" bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình - người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm "người". Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.
Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thành một con "quỷ" của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến - người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu - đó là làm người lương thiện. Hắn uống đến say mềm rồi hắn đi. Hắn đi với một con dao thắt ở lưng. Hắn lảm nhảm: " Tao phải đâm chết nó! tao phải đâm chết nó!". Nhưng hắn lại thẳng đường đi. Hắn không rẽ vào nhà thị Nở, hắn rẽ vào nhà Bá Kiến - lần này hắn đòi lương thiện. Điều này cho thấy, hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện. Hắn đòi lương thiện, nhưng hắn nhận ra ai cho hắn lương thiện, làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Hắn không thể trở thành người lương thiện được nữa. Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát. Sở dĩ, hắn hành động như vậy bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện.
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung (mẫu 3)
Nam Cao viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, là một nhà văn có tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình yêu thương. Những trang văn của Nam Cao thường viết về người nông dân thấm đượm tình cảm nhân đạo sâu sắc. Nhắc đến Nam Cao người ta không thể không nhắc đến tác phẩm đã khẳng định vị trí của ông trong những năm 41 - Chí Phèo - tác phẩn viết về bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau, một là bi kịch bị đẩy vào con đường tha hóa, hai là bi kịch bị cự tuyệt quyền là người. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người bắt đầu.
Sau năm ngày chung sống với Thị Nở, Chí đã bị Thị Nở tuyệt tình. Một chân trời tràn đầy hạnh phúc vừa mở ra trước mắt Chi đã tối sầm lại. Tại sao Thị Nở lại tuyệt tình với Chí? Vì Thị Nở vốn đã dở hơi nhưng nguyên nhân chính là do bà cô của Thị Nở kiên quyết không cho Chí Phèo lấy Thị Nở.Vì Chí Phèo là thằng không cha, không mẹ, là kẻ lưu manh côn đồ, là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Suy nghĩ của bà cô Thị Nở cũng chính là định kiến xã hội đầy bất công đối với Chí. Bà cô Thị Nở, dân làng Vũ Đại không biết và cũng không tin vào sự hoàn lương của Chí. Với họ, Chí mãi mãi là con quỷ dữ. Và thế là định kiến xã hội đã bóp chết tình người mong manh của Thị Nở, đã chặn đứng đường trở lại xã hội lương thiện của Chí. Phát hiện, tố cáo, lên án định kiến xã hội là một đóng góp mới đáng kể của Nam Cao trong văn học Việt Nam hiện đại.
Bị Thị Nở tuyệt tình, Chí lâm vào bi kịch bị cự tuyệt vô cùng đau đớn tuyệt vọng. Vị mất Thị Nở là mất tất cả, mất sự bấu víu cuối cùng, là mất đi tổ ấm, mất đi cơ hội làm người mà chí hằng ao ước đến cháy lòng. Có thể thấy, Nam Cao như đã hóa thân vào nhân vật của mình để diễn tả đến tận cùng cơn bão lòng của Chí với những cung bậc cảm xúc, phức tạp, tiinh vi. Ban đầu, nghe Thị Nở chút lời bà cô vào mặt, Chí thản thốt, bàng hoàng đến chết lặng. Chí không tin vào tai, vào mắt mình, Chí dường như không hiểu nổi, đến khi hiểu ra, Chí ngẩn mặt, ngẩn người. Đất dưới chân Chí như đang sụp đổ. Thoáng một cái, Chí như hít thấy hơi cháo hành, Chí tiếc nuối quá khứ hạnh phúc biết bao. Chí giật mình sửng sốt, Chí đứng lên gọi, đuổi theo, nắm tay. Chí đã cố gắng níu lấy Thị Nở bằng mọi cách nhưng mọi nỗ lực của Chí đều trở nên vô vọng.
Hụt hẫng, đau đớn, tan nát cõi lòng, Chí lôi rượu ra uống, nhưng càng uống lại càn tỉnh. Giấc mơ hạnh phúc, khát vọng hoàn lương phút chốc tan tành mây khói để lại trong lòng Chí nỗi đau mênh mang, thăm thẳm mà không một thứ rượu nào có thể làm nguôi ngoai. Nỗi đau ấy đã nhấn chìm, nuốt chửng cả rượu. Yếu tố phi lí đã được Nam Cao vận dụng một cách tài tình để phơi trải nỗi đau tận cùng trong lòng Chí. Càng uống càng tỉnh, hơi rượu không sặc sụa, Chí thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Lơ lửng, chờn vờn trước mắt, hơi cháo hành hiện ra như một sự trêu ngươi, chọc tức, như lưỡi dao sắc xuyên thẳng vào trái tim rỉ máu của Chí, cứ nát cõi lòng tan hoang của Chí, đẩy Chí vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí ôm mặt khóc, dưng dức, khóc hư thể chưa bao giờ được khóc, tức tưởi, đau đớn tuyệt vọng. Tiếng khóc của người lương thiện bị cự tuyệt quyền làm người
Dõi theo đoạn văn diễn tả tâm trạng khi bị Thị Nở cự tuyệt, người đọc không chỉ thán phục tài năng mổ xẻ nội tâm thần tình của ngòi bút Nam Cao mà còn cảm phục trái tim nhân đạo vĩ đại của nhà văn. Ta nghe trong trang văn như có cả tiếng khóc thảm thương của Nam Cao trước bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung (mẫu 4)
Thị Nở là một người ngớ ngẩn, chính cái ngớ ngẩn ấy đã đập tan mọi hi vọng cứu vãn cuộc đời Chí Phèo. Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không còn cách nào níu giữ được Thị. Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hi vọng cho một tương lai "làm người" bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình - người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm "người". Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khát khao tình yêu thương, khát khao cuộc đời lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không có cách gì có thể cứu vãn.
Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thành một con "quỷ" của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến - người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu - đó là làm người lương thiện.
Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết chết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối sống chung (mẫu 5)
Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi những đau khổ, những bất hạnh. Hắn có mặt trên đời cũng đã khổ "trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch cũ", rồi hắn cũng từng là anh canh điền lành, không thích cái người ta khinh. Âý vậy mà, từ một anh nông dân hiền lành hắn trở thành tên tù, tên lưu manh, con quỷ dữ mất hết nhân hình, nhân tính. Bi kịch, cuộc đời hắn quả là một bi kịch. Đỉnh điểm của bi kịch ấy là sau khi hắn được gặp thị Nở. Thị Nở đã đánh thức cái lương thiện trong con người hắn, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở. Hắn ước được "làm người" được trở về cuộc sống lương thiện. Những tưởng ước mơ, khao khát của hắn sẽ được thị Nở mở đường nhưng Thị lại từ chối hắn và hắn cũng không có cách nào níu giữ được. Thế là Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai "làm người" bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình - người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm "người". Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.
Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con "quỷ" của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến - người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu - đó là làm người lương thiện. Hắn uống đến say mềm rồi hắn đi. Hắn đi với một con dao thắt ở lưng. Hắn lảm nhảm: " Tao phải đâm chết nó! tao phải đâm chết nó!". Nhưng hắn lại thẳng đường đi. Hắn không rẽ vào nhà thị Nở, hắn rẽ vào nhà Bá Kiến - lần này hắn đòi lương thiện. Điều này cho thấy, hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện. Hắn đòi lương thiện, nhưng hắn nhận ra ai cho hắn lương thiện, làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Hắn không thể trở thành người lương thiện được nữa. Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát. Sở dĩ, hắn hành động như vậy bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
TOP 30 bài Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (2022)
TOP 30 bài Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân (2022)
TOP 30 bài Phân tích bút pháp lãng mạn trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân (2022)
TOP 30 bài Phân tích lòng yêu cái đẹp của đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ? (2022)
TOP 30 bài Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao (2022)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11