TOP 5 mẫu Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng (2023) SIÊU HAY
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng lớp 11 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng – Ngữ văn 11
Bài giảng Ngữ văn 11 Bài ca ngất ngưởng
Dàn ý Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Trứ: một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, thơ văn ông phản ánh nhân sinh và thế sự sâu sắc
- Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ
II. Thân bài
1. Cảm hứng chủ đạo
- “ ngất ngưởng” : thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả.
⇒ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.
⇒ Phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ, Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình, kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình và khi đã nghỉ hưu.
2. 6 câu đầu
- “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.
- “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng
- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:
+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược)
⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ song toàn
+ Khoe danh vị, xã hội hơn người:Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên
⇒ Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài.
⇒ 6 câu thơ đầu là lời từ thuật của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng
3. 10 câu tiếp
- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:
+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.
+ Đi chùa có gót tiên theo sau.
⇒ Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng
+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến.
⇒ Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng
- Quan niệm sống:
+ “ Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian
+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .
+ “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục ⇒ sống không giống ai, sống ngất ngưởng
⇒ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả
4. 3 câu cuối
+ “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…
⇒ khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.
+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”
⇒ Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài
5. Đặc sắc nghệ thuật:
- Vận dụng thành công thể hát
- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, trào phúng
- Sử dụng điển tích, điển cố
III. Kết bài
- Khẳng định những nét tiêu biểu nhất về nội dung và nghệ thuật của Bài ca ngất ngưởng
- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân.
Bài giảng Ngữ văn 11 Bài ca ngất ngưởng
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng (mẫu 1)
Từ xa xưa đến nay, thơ trước hết là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tình cảm của chính nhà thơ. Không những thế, qua thơ, người đọc còn thấy rất rõ cốt cách và phong độ của mỗi thi nhân. Ai đó đã nói: văn là người. Điều đó thật đúng với những nhà văn, nhà thơ lớn. Ở họ, văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Nguyễn Công Trứ thuộc những nhà văn như thế. Cho nên, qua Bài ca ngất ngưởng, ta có thể hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa.
Bao trùm lên toàn bộ bài ca là hình tượng một con người ngất ngưởng. Nhưng đó không phải là cái ngất ngưởng của một người gàn dở, tự hợm mình và hợm đời, mà là cái ngất ngưởng của một con người đầy tự tin và đầy bản lĩnh. Con người ấy ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính mình. Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải là kiểu sống ngất ngưởng thông thường mà là một lối sống độc đáo, một vẻ đẹp ngang tàng, phóng túng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
Chẳng thế mà ngay từ câu đầu của bài ca, Nguyễn Công Trứ đã coi: mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ông Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Câu thơ toàn là âm Hán, vang lên trang trọng, thiêng liêng, biểu lộ một thái độ đầy tự tin, kiêu hãnh và một ý thức rất sâu sắc về trách nhiệm của chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc thơ của Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy rất nhiều lần ông nhắc tới Chí nam nhi, Chí làm trai, Chí tang bồng, Phận sự làm trai, Nợ nam nhi, Nợ tang bồng... Phải chăng đó chính là lẽ sống nhập thế tích cực của một nhà Nho chân chính. Trong bài thơ này thái độ tự tin, kiêu hãnh ấy lại được thể hiện bằng một giọng điệu ngất ngưởng, ngang tàng. Cứ xem cách xưng hô ở câu thứ hai, Nguyễn Công Trứ tự gọi mình là Ông Hi Văn, giới thiệu chính mình là người có tài lớn và coi việc ra làm quan như đã vào lồng, ta cũng đủ thấy rất rõ thái độ người viết vừa trang nghiêm, lại vừa như hài hước.
Thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải chỉ lúc làm quan đương chức: Khỉ Thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông. Hoặc Lúc bình Tây, cờ đại tướng; có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên mà sau khi về hưu, không làm quan nữa, thái độ ấy càng thêm đậm nét, tính cách ngất ngưởng càng thêm ổn đinh. Phải chăng khi đã thoát ra khỏi chốn quan trường, khi đã tháo cũi, sổ lồng, không chịu một sự ràng buộc nào nên ông càng trở nên ngất ngưởng. Ông ngất ngưởng trong cung cách sống. Một cách sống có vẻ khác người, ngược đời: người đời thường cưỡi ngựa, Nguyễn Công Trứ cưỡi bò, đeo nhạc ngựa và thung dung trong tư thế:
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Không chỉ mình cung cách sống, thái độ ngất ngưởng của ông còn thể hiện rất rõ trong quan niệm được mất và sự lạc quan, bình thản trước cuộc đời:
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Cũng giống như chuyện ông già biên ải mất ngựa (Tái ông thất mã), Nguyễn Công Trứ quan niệm được mất là lẽ thường tình; ở đời may rủi hay sướng khổ đều như nhau, vì thế không có gì phải vội vàng hốt hoảng. Cũng như khen chê là chuyện binh thường, có gì mà phải bi quan sầu muộn, hãy phơi phới như ngọn đông phong; hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống (Lâm Ngữ Đường):
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Trong xã hội phong kiến, một xã hội đầy những khuôn mẫu, lễ nghi và nhiều điều lệ hết sức chặt chẽ, hà khắc, quan niệm và cách sống ngất ngưởng, ngông nghênh kiểu Nguyễn Công Trứ như trên quả là một sự thách thức, một sự chòng ghẹo cuộc đời. Thực ra thái độ và cách sống ấy của ông được bắt nguồn, từ một bản lĩnh và một ý thức muốn khẳng định cái cá nhân độc đáo của mình. Dường như ông muốn chống lại sự vùi dập và bóp nghẹt cái tôi cá nhân của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mặt khác, quan niệm và cách sống ấy cũng bắt nguồn từ sự tự ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính bản thân mình. Chẳng thế mà ông tự ví mình với bao danh tướng từ đời Hán đến đời Tống của Trung Hoa: Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú. Chẳng thế mà ông đau đáu một tấm lòng trước sau thủy chung như nhất: Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Câu thơ rưng rưng một niềm cảm động và vang lên như một lời thề son sắt. Sinh ra và lớn lên vào buổi giao thời cuối Lê đầu Nguyễn, ông đỗ đạt và làm quan vào thời kì mà nhà Nguyễn Mới thống nhất đất nước, chấm dứt nội chiến, củng cố quân quyền và phục hưng nho học. Hoàn cảnh lịch sử ấy là cơ sở tinh thần cho cả một tầng lớp Nho sĩ đang hăm hở bước vào một triều đại mới với một lẽ sống mới, cố gắng vươn lên trong một vận hội mới để khẳng định mình. Chính Nguyễn Công Trứ từng tự nhủ:
Đã sinh ra ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.
Ông tâm niệm thế và đã làm được hơn thế. Tên tuổi của ông đã được non sông ghi nhận. Hình bóng và phong cách của Nguyễn Công Trứ vẫn còn in đậm trong mỗi trang thơ của chính ông.
Kết thúc bài ca. Nguyễn Công Trứ viết Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Câu thơ buông lấp lửng: vừa như hỏi vừa khẳng định; vừa như tự hào, ngợi ca, vừa tự giễu mình một cách thấm thìa; vừa như tự bạch của ông, lại vừa như một nhận xét bình giá của người đời. Đúng là câu thơ và cả bài thơ cũng ngất ngưởng như ông vậy. Cái vẻ đẹp ngất ngưởng từ bài ca và cuộc đời Nguyền Công Trứ đã trở thành một cách sống, một mẫu hình in đậm trong hàng loạt nhà nho tài tử sau này. Ta như còn gặp lại hình bóng và cốt cách ấy của ông ở một Tú Xương, một Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu và phần nào ở nhà văn Nguyễn Tuân.
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng (mẫu 2)
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó. Là một con người tài năng, đức độ luôn khao khát lập công danh sự nghiệp, Nguyễn Công Trứ đã theo đuổi sự nghiệp quan trường. Tuy nhiên với lối sống phóng khoáng, ông không chịu khép mình trong luật lệ hà khắc mà luôn muốn thoát ra khỏi vòng cương toả, sống "ngất ngưởng" với đời. "Bức chân dung" về bản thân đã được ông tự họa lại trong tác phẩm kiệt xuất Bài ca ngấtngưởng.
Để họa bức chân dung đó, Nguyễn Công Trứ đã chọn một thể loại hết sức phù hợp, "hát nói", một thể hiện của ca trù. Sự lựa chọn một thể thơ tương đối tự do đó đã chứng tỏông là một con người sống rất phóng khoáng. Nhưng hơn thế, Nguyễn Công Trứ trong tác phẩm này cũng như ngoài đời sống còn là một Nguyễn Công Trứ ngông nghênh và "ngất ngưởng" ở các vị trí then chốt của bài thơ, một từở nhan đề, ba từở cuối mỗi khổ thơ, một từởcâu kết, câu thâu tóm ý toàn bài. Theo nghĩa thông thường, "ngất ngưởng" chỉ trạng thái của một có độ cao nhưng không chịu giữ yên vị trí mà cứ lúc lắc, chông chênh chực như đổ xuống song lại không đổ. Tuy nhiên, "ngất ngưởng" trong tác phẩm không chỉ là một cử chỉ, hành động nhất thời mà chỉ một tư thế riêng, một phong cách sống, vượt lên trên thế tục, khác đời, khác người đối lập với xung quanh. Vì đã là phong cách sống nên Nguyễn Công Trứ luôn luôn "ngất ngưởng" dù khi ông làm quan đương triều hay khi đã cáo lão về quê.
Ngay từ thời trai trẻ, vị quan họ Nguyễn này đã khao khát lập công danh và coi đó là lẽ sống:
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.
Vì vậy khi đã làm quan, ông luôn có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình trong cuộc đời:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
(Trong vũ trụ không có việc nào không phải phận sự cua ta)
Quan niệm này đã được ông nhắc tới nhiều lần trong các tác phẩm của mình như rong Gánh trung hiếu,ông viết "Vũ trụ chức phận nội" và Luận kẻsĩ,"Vũ trụ giao ngô phận sự". Nhưng câu thơ chữ Hán trang trọng này không chỉ đơn thuần nói tới phận sự của bậc "tu mi nam tử" mà còn cao hơn, rộng hơn, nó cho ta thấy niềm tự hào của nhà thơ vềsựcó mặt của mình trong cuộc đời và sự kiêu hãnh khi được đóng góp sức mình cho đất nước. Suy nghĩ này đã khiến Nguyễn Công Trứ nói vềmình đầy tựhào ở câu sau:
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Cách xưng tên, biệt liệu đã được nhiều tác giả nhắc tới trong các tác phẩm của mình như Hồ Xuân Hương trong Tự tìnhhay Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kỷ... nhưng cách gọi mình đầy kính trọng "ông" thì ta mới chỉ gặp ở Nguyễn Công Trứ. Bản thân ông cho rằng mình có tài và các tài năng đó đã trở thành bộ dạng, phong cách được xếp vào lồng trời đất. Cái lối nói "khoa trương" đó khiến nhiều người sẽ nghĩ ông là người "khoe mẽ" nhưng thực chất đó là tiếng nói chân thành của một con người có ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân, ở đây Nguyễn Công Trứ nói mình đã vào lồng. Điều này xem ra có phần khác so với thời trai trẻ:
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây,
Cho thoả sức vẫy vùng bốn bể.
Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ giờ đây đã là một vị quan từng trải đủ mọi phiền luỵchốn quan trường. "Lợm mùi giáng chức với thăng quan" nên suy nghĩ đó là không tránh khỏi. Mặc dầu vậy, khi nhắc tới những gì mình đã làm ông không khỏi hạnh phúc, tự hào:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Khi bình Táy, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Một loạt những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng "Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, bình Tây, đại tướng, Phủdoãn" cùng với biện pháp hệt kê "lúc, khi" đã chứng tỏông là một con người "văn võ toàn tài" và ông tự hào về điều đó:
Gồm thao lược dã nên tay ngất ngưởng
Tay "ngất ngưởng" cho phép ta hiểu rằng mặc dầu đang làm quan bị trói mình trong phép "phụ tử, quân thần" Nguyễn Công Trứ vẫn luôn sống ngất ngưởng vượt lên trên, khác hẳn với lũ vua quan sa đoạ chỉ biết ăn chơi hưởng lạc "Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen". Nét độc đáo ở cách nói này còn ở chỗông nói về mình mà lại đứng ngoài mình nhằm thể hiện sự đồng tình của công luận.
Khi làm quan đã "ngất ngưởng" như vậy nhưng khi về hưu ông cũng "ngất ngưởng" hơn. Mười ba câu trong mười chín câu thơ, ba trên năm từ "ngất ngưởng" của cả bài tập trung vào đoạn này đã thể hiện điều đó. Có lẽ khi thoát khỏi chốn quan trường, ông càng có cơ hội bộc lộ mình hơn, sống thoải mái hơn. Như các vị quan khác, khi cáo lão có vật phẩm vua ban, cưỡi ngựa về làng... thì vị quan họ Nguyên lại hoàn toàn khác. Ân tượng về ngày "đô môn giải tổ" còn đọng lại trong ông chỉcó một sự kiện:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
"Đạc ngựa" mà lại đi đeo cho bò vàng. Một thứ trang sức của một con vật cao sang lại đem đeo cho một con vật bình thường chứng tỏ Nguyễn Công Trứ là người không để ý tới sự giàu sang. Hành động có phần ngông đó lại một lần nữa khẳng định ông "ngất ngưởng".
Là một con người phóng khoáng, ưa cuộc sống hưởng thụ, việc giao du sơn thuỷ vui thú tuổi già là không có gì lạở một con người như Nguyễn Công Trứ:
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Nhưng ở đây điều đáng nói là ông không "ngao du" một cách bình thường mà lại khác người, khác đời:
Tay kiếm xung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Nguyễn Công Trứ giờ đây không còn là một vị quan một vị tướng quân từng dẹp loạn ở biên giới Tây Bắc hay đánh giặc ở biên giới Tây Nam mà là một cụ già trong dáng dấp tín đồ nhà Phật "từ bi" với "gót tiên". Nhưng con người ấy khi đến nơi thanh tịnh lại dắt theo một đôi dì, lại làm một điều "chướng" bằng một phong cách khá "đủng đinh". Ông bước từng bước chậm rãi không hề giấu giếm những việc mình làm. Điều đó có lẽ chưa có ai dám làm ngoài Nguyễn Công Trứ. Trước hành động "ngông ngạo" đó, Bụt không còn cách nào khác là phì cười. Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ mình không chỉ ngông khi làm quan, khi ở làng quê mà cảở những nơi ít người ngờ tới nhất.; Sự "ngất ngưởng" đó của ông không chỉ được người đời thừa nhận mà cả Bụt cũng vậy: "Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng".
Sự "ngông nghênh" của Nguyễn Công Trứ không phải là một sự ngông nghênh vô lối, tự cao, tự đại, ông "ngất ngưởng" và thoát ra khỏi cái xã hội mục nát lúc bấy giờ. Ông theo đuổi kiểu sống hưởng thụ nhưng vẫn đề ra và thực hiện triết lý sống của riêng mình:
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Đối với những người bình thường, chuyện được, mất, khen, chê đã rất quan trọng với cuộc sống của họ. Nhưng cụ Nguyễn lại khác, ông coi đó như cơn gió thoảng qua và chẳng có gì đáng phải nói tới. Dù được hay mất thì ông vẫn cứ "dương dương" như người tái thượng hay "phơi phới" như ngọn gió đông. Ông vui thú với chén rượu, lời ca, tiếng trống chầu và những cuộc hành lạc. Ông khẳng định ông không bị chi phối bởi tiên Phật cũng không phạm vào thói tục, ông sống theo triết lý sống của riêng mình và vui thú với cách sống đó.
Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ vẫn luôn mang nặng trong mình tư tưởng sống sao có ích, sao lưu lại tiếng thơm sao cho vẹn nghĩa quân thần:
Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi trọn vẹn dạo sơ chung.
Dù ông có "ngất ngưởng" hay vui chơi thoả chí, thoả thích thế nào đi chăng nữa, ông vẫn luôn lo lắng cho đất nước, coi việc "kinh bang tế thế" phò vua là trách nhiệm, là điều phải làm. Ông là một con người "sơ chung" mãi mãi không thay đổi tấm lòng son sắt đó.
Kết lại bài thơ là một câu nói đầy thách thức:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Đây là một câu hỏi cũng là một câu hỏi tu từ. Ông như thách thức với cả tập đoàn phong kiến bấy giờ: có ai vừa vui chơi hưởng lạc vừa trọn nghĩa vua tôi như ông. Ông trở thành một cá nhân riêng lẻ tách hẳn với triều đình phong kiến. Đó là một tư thếsống rất đáng ca ngợi vừa nghệsĩ, vừa thanh cao của kẻsĩ thời bấy giờ.
Tóm lại, Nguyễn Công Trứ trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởnglà một Nguyễn Công Trứ vừa "ngất ngưởng" vừa "vẹn nghĩa". Có lẽ đây cũng là điều mà những người muốn theo đuổi: khi đã cống hiến hết mình thì nên cho phép cho mình hưởng lạc. Qua đây chúng ta rút ra được bài học là mỗi người hãy rút ra triết lý sống tốt đẹp, tích cực cho bản thân và hãy sống và đeo đuổi triết lý đó để sống đẹp và sống có ích hơn.
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng (mẫu 3)
Từ xa xưa đến nay, thơ trước hết là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tình cảm của chính nhà thơ. Không những thế, qua thơ, người đọc còn thấy rất rõ cốt cách và phong độ của mỗi thi nhân. Ai đó đã nói: văn là người. Điều đó thật đúng với những nhà văn, nhà thơ lớn. Ở họ, văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Nguyễn Công Trứ thuộc những nhà văn như thế. Cho nên, qua Bài ca ngất ngưởng, ta có thể hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa.
Bao trùm lên toàn bộ bài ca là hình tượng một con người ngất ngưởng. Nhưng đó không phải là cái ngất ngưởng của một người gàn dở, tự hợm mình và hợm đời, mà là cái ngất ngưởng của một con người đầy tự tin và đầy bản lĩnh. Con người ấy ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính mình. Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải là kiểu sống ngất ngưởng thông thường mà là một lối sống độc đáo, một vẻ đẹp ngang tàng, phóng túng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
Chẳng thế mà ngay từ câu đầu của bài ca, Nguyễn Công Trứ đã coi: mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ông Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Câu thơ toàn là âm Hán, vang lên trang trọng, thiêng liêng, biểu lộ một thái độ đầy tự tin, kiêu hãnh và một ý thức rất sâu sắc về trách nhiệm của chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc thơ của Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy rất nhiều lần ông nhắc tới Chí nam nhi, Chí làm trai, Chí tang bồng, Phận sự làm trai, Nợ nam nhi, Nợ tang bồng... Phải chăng đó chính là lẽ sống nhập thế tích cực của một nhà Nho chân chính. Trong bài thơ này thái độ tự tin, kiêu hãnh ấy lại được thể hiện bằng một giọng điệu ngất ngưởng, ngang tàng. Cứ xem cách xưng hô ở câu thứ hai, Nguyễn Công Trứ tự gọi mình là Ông Hi Văn, giới thiệu chính mình là người có tài lớn và coi việc ra làm quan như đã vào lồng, ta cũng đủ thấy rất rõ thái độ người viết vừa trang nghiêm, lại vừa như hài hước.
Thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải chỉ lúc làm quan đương chức: Khỉ Thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông. Hoặc Lúc bình Tây, cờ đại tướng; có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên mà sau khi về hưu, không làm quan nữa, thái độ ấy càng thêm đậm nét, tính cách ngất ngưởng càng thêm ổn đinh. Phải chăng khi đã thoát ra khỏi chốn quan trường, khi đã tháo cũi, sổ lồng, không chịu một sự ràng buộc nào nên ông càng trở nên ngất ngưởng. Ông ngất ngưởng trong cung cách sống. Một cách sống có vẻ khác người, ngược đời: người đời thường cưỡi ngựa, Nguyễn Công Trứ cưỡi bò, đeo nhạc ngựa và thung dung trong tư thế:
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Không chỉ mình cung cách sống, thái độ ngất ngưởng của ông còn thể hiện rất rõ trong quan niệm được mất và sự lạc quan, bình thản trước cuộc đời:
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Cũng giống như chuyện ông già biên ải mất ngựa (Tái ông thất mã), Nguyễn Công Trứ quan niệm được mất là lẽ thường tình; ở đời may rủi hay sướng khổ đều như nhau, vì thế không có gì phải vội vàng hốt hoảng. Cũng như khen chê là chuyện binh thường, có gì mà phải bi quan sầu muộn, hãy phơi phới như ngọn đông phong; hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống (Lâm Ngữ Đường):
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Trong xã hội phong kiến, một xã hội đầy những khuôn mẫu, lễ nghi và nhiều điều lệ hết sức chặt chẽ, hà khắc, quan niệm và cách sống ngất ngưởng, ngông nghênh kiểu Nguyễn Công Trứ như trên quả là một sự thách thức, một sự chòng ghẹo cuộc đời. Thực ra thái độ và cách sống ấy của ông được bắt nguồn, từ một bản lĩnh và một ý thức muốn khẳng định cái cá nhân độc đáo của mình. Dường như ông muốn chống lại sự vùi dập và bóp nghẹt cái tôi cá nhân của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mặt khác, quan niệm và cách sống ấy cũng bắt nguồn từ sự tự ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính bản thân mình. Chẳng thế mà ông tự ví mình với bao danh tướng từ đời Hán đến đời Tống của Trung Hoa: Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú. Chẳng thế mà ông đau đáu một tấm lòng trước sau thủy chung như nhất: Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Câu thơ rưng rưng một niềm cảm động và vang lên như một lời thề son sắt. Sinh ra và lớn lên vào buổi giao thời cuối Lê đầu Nguyễn, ông đỗ đạt và làm quan vào thời kì mà nhà Nguyễn Mới thống nhất đất nước, chấm dứt nội chiến, củng cố quân quyền và phục hưng nho học. Hoàn cảnh lịch sử ấy là cơ sở tinh thần cho cả một tầng lớp Nho sĩ đang hăm hở bước vào một triều đại mới với một lẽ sống mới, cố gắng vươn lên trong một vận hội mới để khẳng định mình. Chính Nguyễn Công Trứ từng tự nhủ:
Đã sinh ra ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.
Ông tâm niệm thế và đã làm được hơn thế. Tên tuổi của ông đã được non sông ghi nhận. Hình bóng và phong cách của Nguyễn Công Trứ vẫn còn in đậm trong mỗi trang thơ của chính ông.
Kết thúc bài ca. Nguyễn Công Trứ viết Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Câu thơ buông lấp lửng: vừa như hỏi vừa khẳng định; vừa như tự hào, ngợi ca, vừa tự giễu mình một cách thấm thìa; vừa như tự bạch của ông, lại vừa như một nhận xét bình giá của người đời. Đúng là câu thơ và cả bài thơ cũng ngất ngưởng như ông vậy. Cái vẻ đẹp ngất ngưởng từ bài ca và cuộc đời Nguyền Công Trứ đã trở thành một cách sống, một mẫu hình in đậm trong hàng loạt nhà nho tài tử sau này. Ta như còn gặp lại hình bóng và cốt cách ấy của ông ở một Tú Xương, một Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu và phần nào ở nhà văn Nguyễn Tuân.
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng (mẫu 4)
Nguyễn Công Trứ một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn văn học nửa đầu thế kỷ XIX, là một con người tài đức vẹn toàn, tự do phóng khoáng và đầy cá tính. Bài thơ Bài ca ngất ngưởngđược viết vào năm Nguyễn Công Trứ cáo quan vé què, là tác phẩm kết tinh trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài thơ không chí mang tính chất tổng kết cuộc đời thăng trầm, lận đận nhưng cũng nhiều vinh quang của tác giả, mà hơn hết, còn như một “bức chân dung tự hoạ” khẳng định một con người xuất chúng, mang cốt cách mạnh mẽ, ngang tàng, đối lập với cái xã hội phong kiến tầm thường và nhu nhược.
“Bức chân dung tự hoạ” đây là một điều thực sự hiếm thấy và rất thú vị trong văn học. Bức chân dung nghĩa đen là bức tranh, ảnh về khuôn mật của một con người. Nhưng ở đây, “bức chân dung” của Nguyễn Công Trứ không phải là vẻ khuôn mặt bén ngoài, mà lạ thay là vẽ nên nhân cách, những suy nghĩ và tình cảm bên trong của ông. Một điều nữa là “bức chân dung” của một người bình thường là do một người khác vẽ hộ, còn “bức chần dung” của nhà thơ lại chính ông tự hoạ. Quả là độc đáo và kỳ lạ.
Bài thơ Bài ca ngất ngưởngđược Nguyễn Công Trứ viết theo thê hát nói, gồm tất ca là mười chín câu. Trong đó, sáu câu thơ đầu là “bức chân dung” mà Nguyễn Cònạ Trứ vẽmình khi còn làm quan trong triều. Câu đầu tiên viết bằng chữ Hán đầy trang trọng:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Câu thơ này nhà thơ viết ra như nét vẽ đầu tiên, khảng định rằng mọi việc trong vũ trụ đều không nằm ngoài phận sự của ông. Đây không hẳn chỉ là lý tưởng hay ý thức làm trai của nhà thơ, mà thực sự nó mang ý nghĩa tự hào, kiêu hãnh nhiều hơn. Bới bài thơ đã trải qua những thăng trầm nhất của một đời người. Vậy nên, ông có quyền tự hào, vì những gì ông đã làm, vì những trách nhiệm lớn lao mà ông phai gánh vác, và cảvì sựcó mặt đáng quý của ông trên cõi đời này. Ý thức tôn trọng bản thân này, hơn một lần, ông đã nhắc đến trong các tác phẩm của mình:
Làm cho rõ tu mi nam tửTrong vũ trụ dã dành phận sự Phải có danh gì với núi sông.
(Chí nam nhi)
Vũ trụ giao ngô phận sự.
(Luận kẻsĩ)
Câu thơ tiếp theo, hình ảnh Nguyễn Công Trứ dần hiện lên ngạo nghễ:
Ông Hi Văn tài bộ dã vảo lồng
Việc tự xưng tên mình trong bài thơ đã là hiếm (trước đây mới chỉcó Hồ Xuân Hương dám làm), việc tự gọi mình là “ông” lại càng đáng kinh ngạc. Rõ ràng nhà thơ thực sự rất ý thức về tài năng và phong cách của mình. Và có lẽ rằng chỉcó cái lồng bao la, bất tận của vũ trụ, đất trời mới có thể chứa đựng một con người phi phàm đến vậy.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đỏng,,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ dại tướng,
Có khi vê' Phủdoãn Thừa Thiên.
Nhịp thơ ngắn kết hợp điệp từ “khi” và biện pháp hệt lê tạo nên lời kể chậm rãi của nhà thơ, nhớ lại những cột mốc vinh quang trong cuộc đời làm quan của mình: “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông… Lúc bình Tây, cờ đại tướng… Phủdoãn Thừa Thiên”. Và trong những lời chậm rãi, khoan thai này, ta bỗng thấy nổi lên một cáu thơ như tiếng cười mãn nguyện của tác giả, tạo nên điểm nhấn đầu tiên của “bức chân dung”:
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Có lẽ chưa bao giờ ta được đọc một câu thơ như vậy, một câu thơ đỉnh cao của sự hãnh diện về bản thân. Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao của danh vọng, đứng cao hơn tất cả mọi người về tài năng “thao lược” đến nhân cách thanh khiết. Ông không ngại ngần khẳng định điều đó, không e dè bày tỏsự tự hào về điều đó. Bởi ông có quyền được như vậy. Ta đừng hiểu rằng đây là sự tự cao tự đại mà nên hiểu thực chất, là sự tôn trọng bản thân, là cốt cách phóng khoáng, tự do đáng nể phục của Nguyễn Công Trứ. Chốn quan trường ô nhục và hèn nhát không hề lùm mờ đi mà ngược lại, càng tôn vinh lên cá tính phóng túng tài tử, phẩm chất đạo đức, lòng trung hiếu của một con người phi thường.
Nếu chi dừng lại ớ đó, thì “bức chân dung” của Nguyễn Công Trứ thật là dang dở. Bới nếu khi làm quan tại triều, sự phóng túng của Nguyễn Công Trứ đã làm chúng ta kinh ngạc, thì khi cáo quan về quê, khi “đô môn giải tổ” ta còn bàng hoàng hon bội phần trước sự “ngất ngưởng” đến kỳ lạ của ông.
Về với quê hương làng xóm, với cuộc đời dân dã và những con người lao động binh dị, Nguyễn Công Trứ như được sống hết mình, sống thực sự là chính mình. Nếu như trước đây không, thì nay càng chẳng có gì khiến ông e dè và run sợ được. Ông thoả sức sống, một lối sống thực khác người:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Hãy xem những ông quan quyền cao chức trọng về quê như thế nào? Chí một bước ra ngoài thôi là võng lọng, kiệu rước, là cưỡi ngựa thênh thang, là lính tráng theo hầu tấp nập. Vậy mà Nguyễn Công Trứ thì sao? Không võng, không kiệu, chẳng ngựa, chẳng lính, chẳng hầu. Chỉ một người, một bò “ngất ngưởng”. Nghe quả thật đáng buồn cười, nhưng ngẫm lũ ta thấy được một cá tính lạ lùng ẩn đằng sau. Một ông quan về hưu cưỡi bò vàng, bò lại đeo đạc ngựa, cột mo cau sau đuôi, đường như đang trêu tức thiên hạ, mía mai châm biếm sự đời đen bạc, miệng lưỡi thế gian cay độc, nham hiểm.
Vậy chẳng hay, Nguyễn Công Trứ cưỡi bò đi đâu? Xem tiếp bức tranh ta thấy không những cưỡi bò đi khắp làng xóm mà còn đi ngao du sơn thuỷ:
Kìa núi nọ phau phau mấy trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Với một con người tự do phóng túng, ngạo nghễ như Nguyễn Công Trứ thì đường như chỉ nói thiên nhiên bao la hùng vĩ, nói đất trời rộng mở mới là nơi đáng đểông dừng chân. Hoà mình với thiên nhiên, vào cõi Phật tâm linh, một con người “kiếm cung” như ông cũng thấy lòng mình êm ả lại, trở nên “từ bi” và nhẹ nhõm hơn.
Ây vậy nhưng, “từ bi” mà vẫn “ngất ngưởng” thật lạ kỳ:
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Đến nơi chùa chiền tôn nghiêm và thiêng liêng như vậy mà Nguyễn Công Trứ lại “đủng đỉnh” dắt theo hai cô đẩu. Quả là một sự trái khoáy. Và chính sự trái khoáy đó đã làm nên một cá tính hơn người của Nguyễn Công Trứ – một cá tính không gì có thể kìm hãm được:
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Sự “ngất ngưởng” của ông khiến Bụt cũng chỉ còn biết “nực cười” không làm gì hơn được. Đó không phải sự đáng ghét của Nguyễn Công Trứ mà trái lại, chính là điều vô cùng đáng quý và đáng nể.
Và những câu thơ tiếp sau mới thực sự là đỉnh cao kết tinh, là những nét vẻ đẹp nhất về một con người phi thường với triết lý sống lạc quan, cao cả:
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Đến đây thì tầm vóc của Nguyễn Công Trứ đã vượt ra mọi rào cản. Với ông, không còn gì có thể khiến ông bân tâm và lo lắng. Sử dung điển tích “tái ông thất mã” tác giả đã khẳng định được bản lĩnh cao cường của mình. Mọi sự được mất, may rủi, khen chê đều chỉ là nhỏ nhặt, ông chỉcần sống sao cho không thẹn với chính mình, sống sao cho luôn “phơi phới ngọn đông phong”. Đó mới thực là phi thường:
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Một lần nữa, biện pháp tu từ điệp ngữ khi lối ngắt nhịp ngắn tạo được sử dụng như điểm nhấn cho bức tranh. Con người Nguyễn Công Trứ luôn hướng về một cuộc sống tự do, tự do sống, tự do vui chơi, tự do cống hiến và tự do hưởng thụ… Bởi đã là một con người, ai chẳng có những ham muốn cho riêng mình. Cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là ở chỗông đã dám nói thẳng ra cái ham muốn đó, không che giấu, không bao biện mà rất thẳng thắn và chân thành. Hơn thế, dù mê chơi, ca, tửu nhưng ông không hề đắm chìm trong hoan lạc, dù tiêu giao nhưng không hề bị tiên Phật chi phối, hướng thụ nhưng vẫn vẹn đạo nghĩa tình. Ông là một con người tự do, không chôn vùi trong chốn trần tục tầm thường cũng khôn tôn mình theo tiên Phật phiêu linh. Ông sống là theo chính mình, theo trái tim và bộóc của mình, dù nhiều thăng trầm lận đận nhung lòng ông vẫn trước sau như một:
Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hùng, Phú,
.Nghĩa vua tôi trọn vẹn đạo sơ chung.
Vẫn một giọng ngạo nghễ, ngang tàng nhưng sao thấm đẫm tình cảm chân thành đến vậy! Ông tự hào về bản thân mình, kiêu hãnh về bản thân mình, bởi ông đã sống, đã đem hết tài năng và tấm lòng mình giúp vua giúp nước, luôn vẹn đạo vua tôi. Con người ấy, giận mà thương, bất mãn nhưng vẫn đem hết mình ra giúp đỡ, chán ghét mà vẫn thuỷ chung, son sắt. Câu thơ cuối cùng là kết tinh của tất cả:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông
Càu hỏi tu từ đặt ra nhưng lại là một lời khảng định. Trong cái xã hội mà cá nhân bị chôn vùi, cá tính bị lu mờ, thì một Nguyễn Công Trứ như vậy quả là đáng nể phục. Dù thăng quan giáng chức, dù là quan hay là dân, dù sự đời có đen bạc phũ phàng, nhưng vẫn không thay đổi một Nguyễn Công Trứ ngạo nghễ và ngang tàng. Con người như ông chỉcó một, mãi mãi chỉcó một, không còn ai có thể đạt đến tầm cao “ngất ngưởng” như vậy. Ông biết điều dó và chúng ta cũng đều biết điều đó…
Qua từng bài thơ, “bức chân dung” tự họa của một con người dần được hoàn thiện. Và mỗi câu thơ như một bậc thang đưa con người đó lên đỉnh cao của nhân cách, đỉnh cao của sự ngất ngưởng, ngạo nghễ. Khi lời tự hào kiêu hãnh của ông cất lên là khi đó, hình ảnh ông bừng sáng đẹp đẽ. Nguyễn Công Trứ một tài năng hiếm có, một nhân cách vẹn toàn, một cá tính ngang tàng và mạnh mẽ, một tâm hồn phóng khoáng tự do đã, đang và sẽ mãi mãi là một tượng đài vĩ đại mang giá trị nhân văn vượt thời gian. Chắc chắn là như vậy…
Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng (mẫu 5)
Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà thơ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi một cá tính độc đáo. Và chúng ta có thể nhận diện cá tính đó qua một sáng tác tiêu biểu của ông: Bài ca ngất ngưởng.
Sinh thời, Nguyễn Công Trứ là người tài danh. Nhưng lận đận đường thi cử suốt thời thanh niên, mãi đến năm bốn mươi hai tuổi ông mới đỗ đạt. Nguyễn Công Trứ làm quan dưới triều Nguyễn hai mươi tám năm, từng thăng giáng nhiều lần nhưng ông luôn giữ được thái độ bình thản và chu tất trước các công việc được giao. Trong phân đầu bài hát nói, chúng ta bắt gặp hình ảnh “ông ngất ngưởng” trên con đường hoạn lộ của mình:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lông.
Với thái độ tự tin, với ý thức trách nhiệm trước cuộc đời, với ý chí lớn lao, Nguyễn Công Trứ tự giác nhận mọi việc trong khoảng trời đất đều phận sự của mình. Tỉnh thần, ý thức ấy cũng từng được nhà thơ bày tỏ trong nhiều sáng tác khác:
– Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
– Không công danh thà nát với cỏ cây
– Vũ trụ giao ngộ phận sự
Toàn bộ câu thơ đầu tiên được viết bằng chữ Hán với âm hưởng nghiêm trang, thể hiện thái độ nghiêm túc nhận trách nhiệm của Nguyễn Công Trứ. Và sở dĩ ông có thể mạnh bạo khẳng định trọng trách của bản thân bởi Hi Văn là người rất mực tài ba, tài trí, đặc biệt là tài thao lược. Cách nói: Ông Hi Văn tài bộ đã vào lông thể hiện tư thế nhập thế tích cực chủ động của tác giá. Lối xưng tên hiếm thấy trong văn học trung đại thể hiện ý thức về “cái tôi” cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Ngay sau đó, nhà thơ tục liệt kê các danh vị, chức vụ đạt được:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Lời thơ ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui, niềm tự hào của Nguyễn Công Trứ về những thành tích đã đạt được trong thi cử, quan trường. Ông lựa chọn, kể ra những thành tích tiêu biểu nhất để minh chứng cho tài bộ đã nêu ở trên. Sự xuất hiện của các từ Hán Việt (Thủ khoa Thơm tán, Tổng đốc, thao lược, bình Tây, đại tướng, Phủ doãn) cùng với điệp từ khi mang đến lời ca âm hưởng lâng lâng tự hào. Không tự hào sao được khi ông là con người có tài năng thực sự, từng giữ những chức vụ danh vị cao như thế. Rõ ràng Nguyễn Công Trứ không chỉ khoe mà còn tự ý thức được một cách sâu sắc về tài năng của mình. Cách tự thuật xuất phát từ lối sống ngất ngưởng thể hiện thái độ, tinh thần con người biết mình vượt lên trên thiên hạ. Qua sáu câu thơ đầu, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
Với Nguyễn Công Trứ, ngất ngưởng là một thói quen, một phong cách sống. Vậy nên ông không chỉ ngất ngưởng khi làm quan mà còn ngất ngưởng khi cáo quan về hưu.
Nguyễn Công Trứ khắc ghi ngày hưu quan bằng một câu thơ chữ Hán với âm điệu trang trọng, nghiêm túc: Đô môn giải tổ chi niên. Nhưng ngay sau về nghiêm túc, trang trọng ấy, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh một “ông ngất ngưởng” thật hài hước:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Với các vị quan lớn, về hưu là một sự kiện long trọng. Nhưng trong ngày trọng đại đó, Nguyễn Công Trứ lại không đi ngựa xe, không dùng tán lọng mà lại cưỡi bò vàng, đeo đạc ngựa, treo mo cau có ghi một bài thơ, trong đó có câu: Sẵn tấm mo che miệng thế gian. Hành động ngược đời, trái khoáy và dáng vẻ ngạo nghễ đó chẳng phải nhằm mục đích trêu người, ngạo thế hay sao? Nghi thức đó khiến cho bức chân dung của ông đây tính trào lộng. Không chỉ riêng Nguyễn Công Trứ mà con bò của ông cũng hoá ngất ngưởng!
Trở về với cuộc sống đời thường, Nguyễn Công Trứ vẫn giữ nguyên lối sống ngất ngưởng:
Rìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Đi thăm thú những nơi danh lam thắng cảnh là một thú vui tao nhã của những bậc tao nhân nhưng Nguyễn Công Trứ lại mang theo cung kiếm và trong tư thế của một võ tướng, ông lại giữ khuôn mặt từ bi. Đến chốn chùa chiền thâm nghiêm nhưng Nguyễn Công Trứ lại mang theo hầu gái. Thay vì gác bỏ mọi phàm tục của đời thường, ông lại giữ nguyên kiểu trần tục để vào nơi tôn nghiêm. Thế nên Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Qua phép đối lập và cách nói trào lộng, tác giả đã cho người đọc gặp gỡ một con người trái khoáy, lạ lùng. Đây là con người có phong thái ung dung, lãng mạn, muốn gạt bỏ tất, cả những ràng buộc của cuộc đời để tận hưởng cuộc sống vui thú theo sở thích của mình chứ không phải theo tiêu chuẩn đạo đức cho phép. Âm điệu lời thơ nhẹ nhàng thể hiện phong thái hào hoa của nhân vật trữ tình hay cũng chính là của Nguyễn Công Trứ một con người luôn ngất ngưởng dạo bước giữa cuộc đời cũng chính là con người ngất ngưởng trong lối sống:
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Các từ láy dương dương, phơi phới cùng với điển tích người thời thượng cho thấy Nguyễn Công Trứ không quan tâm đến chuyện được mất, không chú ý đến việc khen chê, ông rất thờ ơ trước tiền tài, danh vọng. Và càng thờ ơ với danh vọng, ông càng vui thú với cuộc sống. Điệp từ kh¿ cùng với nhịp thơ ngắn, dồn dập và phép đối gợi không khí, cảm giác được đắm chìm vào cung đàn, nhịp phách, đắm trong men rượu chếnh choáng mà Nguyễn Công Trứ là người đang thăng hoa. Lời thơ thể hiện thái độ sống thiên về hưởng lạc, vui thú tinh thần. Có thể nói Nguyễn Công Trứ đang đi qua một cuộc sống viên mãn, trọn vẹn công danh, tỉnh thần phấn khởi và ông rất hài lòng về điều đó.
Bài ca kết thúc bằng những câu thơ Nguyễn Công Trứ tự đề cao, đánh giá công trạng của mình:
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Xếp mình vào hàng danh tướng, Nguyễn Công Trứ một lần nữa lại tự hào về cái người ta ít tự hào, ít kể, đó là nghĩa vua tôi. Câu hỏi khép lại bài thơ cũng chính là lời tự khẳng định nhân cách của ông: Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Bài ca ngất ngưởng là một tiếng thơ vui, một tiếng cười lớn của Nguyễn Công Trứ thể hiện nỗi hân hoan bất tuyệt của “ông ngất ngưởng”. Qua bài ca, chúng ta được gặp gỡ Nguyễn Công Trứ: một con người giàu năng lực từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, dám sống cho mình, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến để theo đuổi cái tâm tự nhiên.
Nguyễn Công Trứ đích thực là một cá tính độc đáo, một cái “tôi” hiếm gặp trong xã hội phong kiến xưa và trong văn học trung đại!
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
TOP 30 bài Cảm nhận bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến (2022)
TOP 30 bài Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương (2022)
TOP 30 bài Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương trong bài thơ "Thương vợ" (2022)
TOP 30 bài Phân tích sáu câu thơ đầu của bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương (2022)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11