TOP 3 mẫu Hoàn cảnh ra đời Tự tình (2023) SIÊU HAY

Hoàn cảnh ra đời Tự tình gồm 3 mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 646 lượt xem


Hoàn cảnh ra đời Tự tình - Ngữ văn 11

Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Mẫu 1)

Tự tình - Hồ Xuân HươngHồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm với “bộ sưu tập” những bài thơ khổng lồ vô cùng nổi tiếng. Thơ bà là tiếng nói mạnh mẽ, đanh thép, đầy cá tính của người phụ nữ trong xã hội cũ, bà dám bày tỏ những cái người ta không dám nói, dám đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mình - những thứ mà người phụ nữ trong xã hội cũ không được phép. Chính từ cá tính mạnh và khao khát có được tình yêu, hạnh phúc đó mà thơ bà rất đẹp, rất riêng không lẫn với bất cứ tác giả nào.

Hồ Xuân Hương còn được biết đến là người phụ nữ đa tài, đa tình với trái tim khao khát tình yêu, tính tình phóng khoáng tuy nhiên cuộc đời bà cũng gặp nhiều trắc trở, truân chuyên trong tình yêu, chính vì thế, chuỗi bài thơ Tự tình ra đời để bộc bạch những cảm xúc, những tâm tư tình cảm của bà trước số phận hẩm hiu của mình. Ba bài thơ Tự tình là ba tâm trạng, cảm xúc của bà, mỗi bài thơ là những nét riêng vô cùng độc đáo khó có thể bị nhầm lẫn với bất kì ai.

Tự tình 2 được rút từ tập thơ Tự Tình, bài thơ miêu tả tâm tư, cảm xúc của nữ thi sĩ trong màn đêm hiu quạnh, cô đơn. Với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” đặc trưng, bài thơ giúp người đọc có những rung cảm, gần hơn, thấu hiểu hơn về chính con người bà và những mưu cần hạnh phúc chính đáng của bà nói riêng, người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung mà chưa ai dám bộc bạch trực tiếp.

Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Mẫu 2)

I. Tác giả Hồ Xuân Hương

1. Tiểu sử

  • Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ thi sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.

  • Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du.

  • Cuộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.

  • Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm’.

2. Con đường nghệ thuật

  • Sáng tác của Hồ Xuân Hương bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

  • Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

II. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự tình

Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, Đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái (hai lần lấy chồng đều làm lẽ). Vì thế mà bà luôn sống trong tâm trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy và nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

III. Khái quát chung về tác phẩm

- Chủ đề: “Bài thơ nêu lột một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa tủi vừa phẫn uất nhưng cuối cùng vẫn đọng lại.

- Nội dung: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của bà.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo; đảo ngữ.

Cảm nhận về bài thơ Tự Tình (II) của Hồ Xuân Hương. - Theki.vn

Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Mẫu 3)

I. Tác giả Hồ Xuân Hương

- Sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII - cuối thế kỉ XIX (cùng thời đại với Nguyễn Du), đây là thời kì xã hội phong kiến đầy rối ren, loạn lạc, thân phận con người bị rẻ rúng nhất là người phụ nữ.

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"; là người phụ nữ am hiểu kiến thức sâu rộng, đi nhiều nơi và đàm luận văn chương với nhiều văn sĩ; là nhà thơ có cá tính mạnh mẽ

- Đời tư cá nhân: Bà là người chịu nhiều cay đắng bất hạnh khi mang thân phận là con vợ lẽ; bản thân lấy chồng hai lần nhưng cũng đều làm lẽ.

II. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự tình II

Hồ Xuân Hương tuy là người phụ nữ bản lĩnh nhưng luôn sống trong sự cô đơn, buồn tủi bởi chuyện tình duyên đầy trắc trở, hai lần đều mang phận làm lẽ. Phải chăng, bài thơ Tự tình II được sáng tác trong hoàn cảnh đó, để qua đây, bà gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân và bày tỏ khát vọng hạnh phúc gia đình.

1 646 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: