TOP 3 mẫu Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng (2023) SIÊU HAY

Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng lớp 11 gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 864 18/03/2023


Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 11 Bài ca ngất ngưởng

Dàn ý Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Công Trứ (tiểu sử, đặc điểm con người, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu về bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)

II. Thân bài

1. “Ngất ngưởng”

- Xét theo nghĩa đen: “ngất ngưởng” là một từ láy dùng để chỉ độ cao - cao hơn người khác, vật khác và luôn ở trong trạng thái nghiêng ngả, chực đổ, nó không hoàn toàn vững nhưng cũng không thể nào đổ được.

- Trong tác phẩm, “ngất ngưởng” là lối sống, thái độ sống của tác giả

2. Quan điểm sống ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ (10 câu giữa)

- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

=> Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến.

=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng.

- Quan niệm sống:

+ “Được mất... ngọn đông phong” : Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian

+ “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên.

+ “Không… tục” : không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục, sống thoát tục -> sống không giống ai, sống ngất ngưởng.

=> Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả.

III. Kết bài

- Khẳng định những nét tiêu biểu nhất về nội dung và nghệ thuật của Bài ca ngất ngưởng

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về bài thơ.

Soạn Bài Và Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Hay Nhất | Lessonopoly

Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng (Mẫu 1)

Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ tài năng, văn võ song toàn. Không chỉ vậy, ông còn có đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của thể loại hát nói. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” là một trong những tác phẩm như thế. Sáng tác vào năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ cáo quan về ở ẩn, bài thơ thể hiện quan niệm sống ngất ngưởng độc đáo đồng thời định hình phong cách sống “ Nhà nho tài tử” đầy tính nhân văn của tác giả.

Bài thơ đã nêu lên quan niệm mang tính triết lý về lối sống ngất ngưởng. “Ngất ngưởng” theo nghĩa đen là từ dùng để chỉ người hoặc vật  ở tư thế vượt trội hơn so với xung quanh nhưng không vững chắc, ngả nghiêng như trực ngã, dễ tạo ra cảm giác lo lắng, khó chịu. Tuy nhiên, với Nguyễn Công Trứ, “ngất ngưởng” là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ. ‘Ngất ngưởng” với ông là lối sống, thái độ sống vượt lên trên những khuôn mẫu, chuẩn mực thường thấy, hướng đến cuộc sống tự do, phóng khoáng mà không kém phần cao sang. Đó là lối sống khẳng định cái “tôi”, khẳng định cá tính ngông nghênh của một con người tài năng.

Trước hết, lối sống “ngất ngưởng” được tác giả thể hiện khi hành đạo. Câu thơ đầu tiên mở ra bằng quan niệm về bổn phận của kẻ sĩ:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”.

Với Nguyễn Công Trứ, ông coi công danh là lẽ sống. Cách sử dụng từ Hán việt kết hợp với giọng điệu trang trọng đã bộc lộ quan điểm sống tích cực, khẳng định bổn phận, trách nhiệm của kẻ sĩ. Không chỉ vậy, nhà thơ còn thể hiện cái tôi đầy ngất ngưởng:

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”.

Lời tự xưng “Hi Văn” đặt giữa câu thơ bộc lộ cái tôi cá tính đầy bản lĩnh. Xưa nay trong văn học trung đại, đưa cái tôi cá nhân vào thơ đã hiếm, tự tin khẳng định tài năng cá nhân qua từ “tài bộ” lại càng hiếm hơn. Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng” thể hiện sự bó buộc, giam hãm, mất tự do. Không chỉ ý thức về tài năng, nhà thơ còn tự tin thể hiện điều đó qua những việc làm cụ thể:

“Khi Thủ Khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Điệp từ “khi” kết hợp với thủ pháp liệt kê tạo nhịp điệu dồn dập, hứng khởi. Lần lượt từng học vị hay những chiến tích vang dội được nêu ra đã góp phần vẽ nên chân dung của một con người tài năng trên nhiều lĩnh vực. Qua sáu câu thơ đầu, nhà thơ hiện lên với một quan niệm sống đầy cá tính, bản lĩnh mà nền tảng là ý thức, trách nhiệm và tài năng hơn người.

Bên cạnh đó, lối sống “ngất ngưởng” còn được ông thể hiện khi cáo quan về quê. Với ông, cáo quan về quê là một sự kiện trọng đại:

“Đô môn giải tổ chi niên”.

Khi nghỉ hưu, người đời thường cưỡi ngựa, còn ông lại cưỡi bò, vừa đeo đạc, vừa cao ngạo với đời. Từ giã chốn kinh kì, ông ngao du sơn thủy, trút sạch bụi trần. Nhà thơ đã tự phác họa chân dung mình một cách đầy hài hước:

“Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.

Đó đều là những việc làm khác người, khẳng định phong cách sống độc đáo. Bản lĩnh Nguyễn Công Trứ được thể hiện ngay trong thái độ sống của ông:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc. khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục”.

Hình ảnh “người thái thượng”, “ngọn đông phong” kết hợp với phép đối “được-mất”, “khen-chê”thể hiện thái độ sống bỏ qua mọi lời đàm tiếu, coi thường được, mất. Phép liệt kê với điệp từ “khi”, “không” tạo nhịp ngắt linh hoạt. Ông không tu theo Tiên, nhưng cũng không vướng tục. Tóm lại, Nguyễn Công Trứ tiếp tục làm rõ bản lĩnh, cá tính qua hình ảnh một con người không đạo mạo, nghiêm nghị, không rơi vào vòng phàm tục.

Cuối cùng, lối sống ngất ngưởng được thể hiện khi ông tổng kết về cuộc đời mình:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông”.

Nguyễn Công Trứ hoàn toàn tự tin khi đã hoàn thành 2 nhiệm vụ quan trọng nhất của kẻ sĩ: cống hiến tài trí, vẹn đạo vua tôi. Nhà thơ tự đề cao mình qua phép so sánh đầy ngạo nghễ. Với cổ nhân, ông ngang hàng Trái, Nhạc, Hàn, Phú. Còn với người đương thời, trong triều, ông là duy nhất. Nhà thơ đã bộc lộ thái độ cao ngạo đầy ngất ngưởng. Nguyễn Công Trứ hiện ra với tư thế đĩnh đạc, ý thức về bản thân và giá trị của những hành động do mình làm.

Về nghệ thuật, bài thơ đậm nét thể loại hát nói, sử dụng nhiều ngôn ngữ tự xưng, nhiều từ Hán Việt mang tính trang trọng cho thể hát nói. Về nghệ thuật, bài thơ đề cao lối sống ngất ngưởng, phóng khoáng giữa xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, lễ giáo ràng buộc. Không chỉ vậy, “Bài ca ngất ngưởng” còn thể hiện đậm nét con người Nguyễn Công Trứ. Ông không chỉ đa tài, giàu bản lĩnh mà còn có phong cách, có cá tính độc đáo.

Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” đã thể hiện một quan điểm sống đầy mới lạ, táo bạo. Ở đó, con người không bị ràng buộc bởi những lễ giáo phức tạp, mà được tự do, được sống đúng với bản thân, sống đúng với cá tính của mình. Có thể nói, đó là một quan niệm độc đáo, là sự định hình cho phong cách sống “Nhà Nho tài tử” đầy tính nhân văn.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 chi tiết nhất - Trường Trung Cấp  Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng (Mẫu 2)

Nếu được phép hiểu con người một cách giản đơn thì nhìn vào cụ Uy Viễn tướng công ta sẽ thấy rõ hai nét: thấm nhuần đến chân tơ kẻ tóc đạo trung hiếu Nho gia và ý thức rất rõ về tài đức của mình, cố đem hết tài đức ấy cống hiến để làm nên sự nghiệp và danh tiếng để đời. Chí hướng và nhiệt huyết ấy ít ai bì kịp.

Nguyễn Công Trứ – ông quan kinh bang tế thế lại có một tâm hồn nghệ sĩ: cống hiến thì hết mình nhưng việc xong, công thành, lại tự thưởng mình được vui chơi – vui chơi thanh nhã: Nợ tang bồng một khi đã trang trắng thì vỗ tay reo và thơ túi rượu bầu, hoặc hẹn với những ông cao tiên án sĩ nào đó ở tận chốn thâm sơn cùng cốc và thả hồn theo nào địch nào đàn…

Có thể coi Bài ca ngất ngưởng là một bài tự thuật ngắn gọn có ý nghĩa tổng kết cuộc đời và tính cách Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Lời lẽ gọn mà vẫn đủ. Điệu thơ gửi vào thể ca trù nhiều tự do, ít khuôn phép, là thơ mà cũng là ca, là nhạc:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giaỉ tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì.

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cúc, khi tùng,

Không Phật, không tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Không rõ nhan đề bài này tự cụ đặt ra hay người sưu tập đưa vào, nhưng tinh thần chung vẫn là nói lên sự ngất ngưởng. Không chi ở đầu đề mà toàn bài còn có thêm bốn chữ nữa, một sự cố ý trùng lặp thành điệp khúc, đúng vào chỗ tóm tắt và đúc kết một ý bày lên trên hay ẩn giấu ở dưới.

Phong thái ấy của Nguyễn Công Trứ vốn có từ nhỏ nhưng nó bộc phát mạnh mẽ và không giấu giếm nhất là sau thời điểm đô môn giải tổ chi niên (được trả ấn tư quan, vua cho về nghỉ). Bởi dù sao một thái độ ngất ngưỡng như thế không bao giờ được phép lọt vào mắt vào tai các vua chuyên chế của triều Nguyễn. Cho nên mở bài vẫn phải phô ra cái nét thứ nhất (như bên trên đã giãi bày): Vũ trụ nội mạc phi phận sự, tác giả đặt mình ngang tầm vũ trụ nhưng rồi cũng khiêm tốn, kín mà hở nói tiếp ngay: Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Vào lồng là vào khuôn phép vua chúa nhưng vẫn là chật hẹp, tù túng trái với cái tài bộ đội trời đạp đất của ông.

Nhà thơ vừa mới tự đề cao vai trò mình trong vũ trụ ở câu thứ nhất thì lập tức tự cho mình đã đem cái tài ba ấy nhốt vào lồng ở câu thứ hai nhưng dù sao nổi hẳn lên sự khoan khoái, tự hào khi nhắc tới đôi cái mốc của đời mình, dù mỗi sự kiện chỉ nhắc đến bằng vài chữ, như bất cần, không có gì quan trọng:

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Giọng thơ kể toàn chuyện lớn lao hiển hách mà nghe như nói chơi. Đỗ Thủ khoa (đỗ đầu cử nhân khoa thi Hương), làm Tham tán quân sự…. những chức vị ấy nói sơ qua cũng được. Nhưng làm đến Tổng đốc Hai An( Hải Dương và Quảng Yên), một chức quan to đầu tỉnh hay lĩnh chức đại tướng bình Tây (xứ Tây Nam nước ta) ma chỉ gọi cộc lốc khi Tổng đốc Đông và bình Tây cờ đại tướng thì thật sự Nguyễn Công Trứ không coi những chức tước ấy là điều vẻ vang lớn nhất đối với mình. Tất cả chỉ là phận sự trong vũ trụ, đến tay mình thì làm, cái cốt yếu đã làm hết lòng hết sức. Chẳng phải cụ đã từng nói: Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục đó sao?. Cho nên, câu tổng kết: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng khẳng định: đối với công danh, dù Tổng đốc, dù đại tướng cụ coi cũng nhẹ tênh. Đó là một loại ngất ngưởng.

Tiếp theo là một hành động ngất ngưởng hơi bất thường: người giàu sang thì cưỡi ngựa, còn cụ lại cưỡi bò và cho bò đeo đạc ngựa:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Người đời bảo cụ khác người, có kẻ lại cho là cụ đặt mình lên trên dư luận. Xét ra có thể còn xa hơn thế: cụ cho bò đeo đạc ngựa cũng là một cách chơi ngông. Hơn nữa, hành động ấy xảy ra ngay sau ngày cụ nghỉ việc quan. Vừa nêu rõ năm tháng mình thôi đeo ấn vua ban, đô môn giải tổ chi niên ( giải  tổ có nghĩa là cởi dây đeo án) thì lại cho ngay bò mình cười đeo đạc ngựa để cho nó cũng ngất ngưỡng như mình?. Ai suy diễn ra điều này chắc không khỏi cho hành vi của cụ là xấc xược, phạm thượng. Đó là hai thứ ngất ngưỡng.

Ba là ngất ngưởng cả với Bụt:

Kia núi nọ phau phau mây trắng.

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng.

Cưỡi bò lên thăm chùa ở núi Nãi mây phủ trắng phau, cụ tự cười mình là: Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Kì thực đó chỉ là cái dạng thôi. Bởi theo hầu cụ có một đoàn gót son tiên nữ đủng đỉnh một đôi dì là các cô ả đầu. Không những chẳng từ bi chút nào má còn bất kính là đằng khác. Tuy vậy nhưng vẫn rất tự nhiên. Và cụ khiến Bụt không những chẳng chau mày quở trách mà còn nực cười độ lượng với ông quan thượng già.

Đến chùa, cụ đâu có lễ Phật mà bày tiệc hát ca, một tiệc hát ả đầu có đàn địch, trống phách hẳn hoi. Nhà chùa chắc cũng vì nể uy danh cụ mà làm lơ. Cụ được tất cả tục lụy mà lâng lâng bay bổng trên chín tầng mây, phơi phới luồng ấm mát của gió xuân:

Được mất dương dương người thái thượng.

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Cá tính thượng thư bốc lên hết cỡ trong roi chầu tài hoa của cụ. Bấy giờ thì mọi sự đời: cái được, cái mất, miệng khen, miệng chê… tất cả đều coi là cỏ rác. Hồn cụ lâng lâng ở cõi gió mây trong lành, cao khiết. Lời thơ vút lên hào hứng: Được mất dương dương người thái thượng. Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Con người bay bổng trên tầm cao, trong say sưa âm nhạc của điệu ca, tiếng trống: Khi ca/ khi tửu / khi cắc/ khi tùng. Dù cuộc vui bày trong cửa Phật có các cô tiên tham dự mà mình vẫn trong sạch, thanh cao: Không Phật / không Tiên / không vướng tục.

Đây là đoạn ý thơ rõ nhất và cũng là đoạn hay nhất của bài thơ. Hai câu trước trải dài, thanh thoát cao siêu như tấm lòng không còn vướng chút bụi trần trong nhịp điệu thênh thênh thì hai câu sau là nhịp ca, nhịp trống, nhịp phách, nhịp rượu chúc mừng, rồi dồn lên rối rít để chấm dứt ở một chữ mang thanh trắc đục, mạnh, chấm dứt câu thơ mà cũng là nện mạnh dùi xuống mặt trống để tự thưởng, tự hào, tự khẳng định cái tài tình, cái khoáng đạt của tâm hồn mình.

Riêng mấy câu thơ ấy cũng đủ bộc lộ tâm tình của Uy Viễn tướng công, giúp ta hiểu được phần nào cái ngất ngưởng và Bài ca ngất ngưởng này của cụ.

Kết thúc bài thơ, Nguyễn Công Trứ cũng phải trở lại cái điệp khúc nhàm chán của đạo sơ chung với triều Nguyễn, mặc dù câu đó chỉ đặt giữa một câu tự đánh giá cao và một câu như muốn thách thức với cả triều đình:

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Nội dung ngất ngưởng bất chấp dư luận, bất cần mọi sự đã tìm được ở thể ca trù một âm điệu hoàn toàn thích hợp: câu ngắn, câu dài tùy ý, vần liền từng cặp xen lẫn đều đặn bằng trắc; niêm luật tự do, đối không bắt buộc, âm điệu quyết định ở trạng thái tâm hồn nhà thơ: bi thương, hùng tráng, cười cợt…

Giọng điệu bài thơ mang nét độc đáo của tác gia: tự hào gần như tự phụ, thậm chí đến ồn ào. Hai nét lớn trong tính cách cụ không hề che giấu: công tích lớn mà kể coi như chuyện thường tình, còn thú chơi ngông thì lại đề cao tột bậc.

Phân tích 10 câu giữa Bài ca ngất ngưởng (Mẫu 3)

 

Xem thêm các văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong "Bài ca ngất ngưởng"

Thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong truyện "Hai đứa trẻ"

Phân tích chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

Cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong "Bài ca ngất ngưởng"

Phân tích hình ảnh “con tàu” trong "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

1 864 18/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: