Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận

Trả lời câu 2 trang 75 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 7.

1 2994 lượt xem


Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở): 

Soạn bài Ôn tập trang 75 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời: 

 

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

Vẻ đẹp của bông hoa sen.

- Triết lí nhân sinh được gửi gắm.

Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Lí lẽ và bằng chứng

- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong cách ứng xử.

+ Bằng chứng 1: Em bé đáp trả bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố.

- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian.

+ Bằng chứng 2: chỉ ra sự bất hợp lí trong câu hỏi.

- Lí lẽ 3: Người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”.

- Lí lẽ 1: Vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả khéo léo, tài tình.

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

   Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho  trở thành tương đối và có tính thuyết phục.

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí.

+ Lí lẽ 2: tác giả dân gian gửi gắm những triết lí sống sâu sắc.

- Sức hấp dẫn của truyện ngắn từ chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh.

- Sức hấp dẫn của truyện ngắn qua kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.

Mục đích viết

Đề cao sự sáng suốt của trí tuệ dân gian.

Từ hình ảnh hoa sen tác giả dân gian muốn đề cao lối sống cao thượng, trong sạch của con người Việt Nam.

Bàn luận về cái hay trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định vị trí của trí tuệ của nhân dân trong xã hội.

Vẻ đẹp hoàn mĩ của hoa sen trong ca dao và ý nghĩa đằng sau hình ảnh bông hoa sen ấy.

Sức hấp dẫn của truyện được thể hiện qua 2 chi tiết là chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích

1 2994 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: