Lý thuyết Áp suất khí quyển (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật Lí 8 Bài 9.

1 1922 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

Vì không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khi quyển.

Ví dụ: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Ta thấy, nước không chảy ra khỏi ống là do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

Tài liệu VietJack

II. Độ lớn của áp suất khí quyển

- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

Ví dụ: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76cm.

Ta có: pthy ngân = h.dthy ngân = 0,76 . 136000 = 103360 N/m2.

- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là milimét thủy ngân (mmHg).

- Một số đơn vị khác của áp suất khí quyển: át mốt phe (atm), paxcan (Pa), torr (Torr)…

+ 1 atm = 101325 Pa

+ 1 Torr = 1 mmHg = 133,3 Pa

+ 1 cmHg = 10 mmHg = 1333 Pa

+ 1 atm = 760 Torr = 760 mmHg = 76 cmHg.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

1 1922 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: