Lý thuyết Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 26.

1 1046 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Bài giảng Vật lí 8 Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

1. Nhiên liệu

Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ:

Than, củi, dầu hỏa, xăng, khí gas…

2. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

- Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Ví dụ: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá, nhiệt lượng tỏa ra là Q = 27.106 J. Ta nói 27.106 J là năng suất tỏa nhiệt của than đá.

- Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu kí hiệu là q, đơn vị là J/kg.

- Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu.

3. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra

Công thức: Q = q.m

Trong đó:

+ Q là nhiệt lượng tỏa ra (J).

+ q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg).

+ m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg).

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Câu 1. Nếu năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg thì 1 tạ củi khô khi cháy hết tỏa ra một nhiệt lượng là

A. 106 kJ.

B. 10.106 kJ.

C. 10.108 kJ.

D. 10.109 kJ.

Câu 2. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hoả, năng suất toả nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.

B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.

C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.

D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.

Câu 3. Khi nói năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg, điều đó có nghĩ là gì?

A. Khi đốt cháy 1 kg xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

B. Khi đốt cháy 1 lít xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

Câu 4. Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì than rẻ hơn củi.

B. Vì than dễ đun hơn củi.

C. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi

D. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.

Câu 5. Biết năng suất toả nhiệt của than bùn là q = 1,4.107 J/kg. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 25 kg than bùn là:

A. Q = 35.104 kJ.

B. Q = 35.104 J.

C. Q = 35.106 J.

D. Q = 35.106 kJ.

Câu 6. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 25 kg củi, 10 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hoả? Biết năng suất toả nhiệt của củi, than đá và dầu hoả lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.

A. 5,79 kg.

B. 9,2 kg.

C. 11,82 kg.

D. 12,61 kg.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 kg dầu hoả mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 18oC. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 44.106  J/kg. Hiệu suất của bếp dầu là:

A. 12%

B. 14,09%

C. 12,53%

D. 14%

Câu 8. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết

A. nhiệt lượng tỏa ra khi m (kg) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

B. nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

C. nhiệt lượng của vật thu vào trong quá trình truyền nhiệt.

D. nhiệt lượng của vật tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 9. Biết năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 46.106 J/kg. Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J/kg.K. Muốn nung một thỏi đồng có khối lượng 4 kg từ nhiệt độ 20oC lên đến 180oC cần một lượng nhiên liệu:

A. 0,052 kg

B. 0,052 g

C. 0,0052 kg

D. 0,0052 g

Câu 10. Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

B. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

C. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

D. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Lý thuyết Bài 28: Động cơ nhiệt

1 1046 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: