Lý thuyết Dẫn nhiệt (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 22: Dẫn nhiệt ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 22.

1 2,842 23/02/2023


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

Bài giảng Vật lí 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

1. Sự dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Ví dụ:

+ Dùng sáp gắn các đinh vào thanh đồng. Dùng đèn cồn nung nóng một đầu của thanh đồng ⇒ Các đinh rơi xuống ⇒ Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.

+ Đưa một đầu của thanh kim loại (chẳng hạn thanh sắt) vào ngọn lửa, nếu dùng tay chạm vào đầu còn lại của thanh kim loại ta sẽ thấy đầu kim loại đó dần nóng lên. Thanh kim loại đã dẫn nhiệt từ ngọn lửa đến tay ta.

2. Tính dẫn nhiệt của các chất

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Ví dụ: Nồi xoong, chảo thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thức ăn sẽ nhanh chín.

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Ví dụ:

+ Dùng đèn cồn nung nóng miệng một ống nghiệm trong đó có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp ⇒ Miếng sáp không bị chảy ra ⇒ Nước dẫn nhiệt kém.

+ Vào mùa đông, nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn khi ta mặc một áo dày.

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

Câu 1. Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?

A. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.

B. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.

C. Vì đồng mỏng hơn.

D. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn

Câu 2. Chọn câu sai.

A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.

B. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chúng va chạm nhau.

C. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sống và kĩ thuật, ta chỉ cần dẫn nhiệt tốt.

D. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những nhiện tượng trong tự nhiên.

Câu 3. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây đúng?

A. Nhôm, không khí, nước.

B. Nhôm, nước, không khí.

C. Không khí, nhôm, nước.

D. Không khí, nước, nhôm.

Câu 4. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn.

B. chất lỏng.

C. chất khí.

D. chất rắn và chất lỏng.

Câu 5. Chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng được bảo toàn.

B. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

C. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.

D. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.

Câu 6. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Câu 7. Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

A. hai vật có nhiệt năng khác nhau.

B. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.

D. hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.

Câu 8. Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém.

B. trong xốp có các khoảng không kín nên dẫn nhiệt kém.

C. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

D. vì cả ba lí do trên.

Câu 9. Chọn câu sai.

A. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

Câu 10. Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra khi giữa các vật là

A. môi trường rắn.

B. môi trường lỏng.

C. môi trường khí.

D. chân không.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Lý thuyết Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

1 2,842 23/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: