Lý thuyết Biểu diễn lực (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật Lí 8 Bài 4.

1 1983 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực

I. Ôn lại khái niệm lực

Khi một lực tác dụng vào một vật, lực đó có thể:

- làm vật biến dạng.

- làm vật thay đổi chuyển động (tốc độ, hướng).

- làm vật vừa biến dạng vừa thay đổi chuyển động.

Ví dụ:

+ Lực do tay tác dụng vào cái bơm bóng làm nó biến dạng.

Tài liệu VietJack

+ Lực do vợt tenis tác dụng vào quả bóng làm nó bay ngược trở lại.

+ Lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm nó biến dạng và chuyển động.

Tài liệu VietJack

II. Biểu diễn lực

1. Lực là một đại lượng vectơ

Lực là một đại lượng vectơ vì lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều.

2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực

- Vectơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.

- Vectơ lực được kí hiệu là F

- Cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F (không có mũi tên ở trên).

Ví dụ:

Tài liệu VietJack

Lực F1 có đặc điểm:

+ Điểm đặt: tại A

+ Phương: thẳng đứng

+ Chiều: từ dưới lên trên

+ Độ lớn: F1 = 20N.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

1 1983 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: