Lý thuyết Lực ma sát (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 6: Lực ma sát ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật Lí 8 Bài 6.

1 1,801 23/02/2023
Tải về


Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 6: Lực ma sát

I. Khi nào có lực ma sát?

Lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của các vật và cản trở chuyển động.

1. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Khi người công nhân đẩy thùng hàng trượt trên bề mặt sàn thì lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt thùng hàng và bề mặt sàn.

Tài liệu VietJack

2. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Độ lớn của lực ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với độ lớn lực ma sát trượt.

Ví dụ: Khi cho thùng hàng lên xe có bánh lăn, lực ma sát lăn xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe và mặt sàn thay thế lực ma sát trượt, giúp người công nhân di chuyển thùng hàng được dễ dàng hơn.

Tài liệu VietJack

3. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: Người thợ tác dụng lực kéo vào thùng hàng nhưng nó chưa dịch chuyển vì lúc này giữa bề mặt tiếp xúc của thùng hàng và mặt sàn xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo giúp vật đứng yên.

Tài liệu VietJack
- Chú ý: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật

1. Lực ma sát có thể có hại

Trong những trường hợp lực ma sát có hại ta cần làm giảm lực ma sát, có thể bằng cách:

- Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.

- Bôi trơn bằng dầu mỡ.

- Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

Ví dụ: Thời xưa, xe bò di chuyển rất khó khăn do lực ma sát trượt xuất hiện giữa trục quay và bánh xe. Ngày nay, bánh xe được cải tiến với trục quay có ổ bi, lực ma sát lăn xuất hiện giữa trục quay và bánh xe thay thế lực ma sát trượt, có độ lớn nhỏ hơn rất nhiều giúp xe di chuyển nhanh hơn.

Tài liệu VietJackTài liệu VietJack

2. Lực ma sát có thể có ích

Trong những trường hợp lực ma sát có lợi ta cần làm tăng lực ma sát, có thể bằng cách:

- Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.

- Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.

Ví dụ: Đi trên nền nhà trơn bằng chân trần dễ bị trượt ngã vì thiếu lực ma sát. Ta cần tăng lực ma sát trong trường hợp này, bằng các cách:

+ đi giày dép (tăng độ nhám giữa hai bề mặt tiếp xúc)

+ chọn nơi nền nhà khô ráo để đi (tăng độ nhám giữa hai bề mặt tiếp xúc)

+ đi ấn ngón chân xuống nền nhà (tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc)

Tài liệu VietJack 

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

1 1,801 23/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: