Lý thuyết Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 27.

1 1,303 23/02/2023


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Bài giảng Vật lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

1. Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: Hòn bi thép lăn từ trên dốc xuống đã truyền cơ năng cho khối gỗ, làm cho khối gỗ chuyển động.

+ Thả một miếng đồng đã được nung nóng đến nhiệt độ 800°C vào một cốc nước đang có nhiệt độ 24°C. Nhiệt lượng sẽ truyền từ miếng đồng sang cốc nước. Kết quả là nhiệt độ của miếng đồng giảm còn nhiệt độ của nước tăng. Khi nhiệt độ của đồng và nước đã cân bằng, sự truyền nhiệt kết thúc.

2. Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng

- Các dạng của cơ năng (động năng và thế năng) có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

Ví dụ: Ném một quả bóng chày lên cao.

+ Khi quả bóng chuyển động từ dưới lên đến điểm cao nhất (điểm B), vận tốc giảm và độ cao tăng ⇒ Động năng đã chuyển hóa thành thế năng.

+ Khi quả bóng chuyển động từ điểm cao nhất xuống, độ cao giảm và vận tốc tăng ⇒ Thế năng chuyển hóa thành động năng.

- Cơ năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng và ngược lại.

Ví dụ: Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên ⇒ Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng đồng.

Lý thuyết Vật lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (ảnh 1)

3. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Câu 1. Một vật trượt từ đỉnh dốc A tới chân dốc B, tiếp tục chuyển động trên mặt đường nằm ngang tới C mới dừng lại. Câu nào sau đây nói về sự chuyển hóa năng lượng của vật là đúng?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A.Từ A đến B, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng.

B. Từ A đến B, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và nhiệt năng.

C. Từ B đến C, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng.

D. Từ B đến C, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và nhiệt năng.

Câu 2. Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?

A. Kéo đi kéo lại sợi dây.

B. Nước nóng lên.

C. Hơi nước làm nút bật ra.

D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.

Câu 3. Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi đang chuyển động đi lên, cơ năng của viên bi chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng và thế năng đều tăng.

B. Động năng và thế năng đều giảm.

C. Động năng giảm và thế năng tăng.        

D. Động năng tăng và thế năng giảm.

Câu 4. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động (Hình vẽ). Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

B. Con lắc chuyển động từ C đến vị trí B, động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí A.

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B.

Câu 5. Một người kéo một vật bằng kim loại lên dốc, làm cho vật chuyển động vừa nóng lên. Nếu bỏ qua sự truyền năng lượng ra môi trường xunh quanh thì công của người này đã hoàn toàn chuyển hóa thành

A. động năng của vật.

B. động năng và thế năng của vật.

C. động năng và nhiệt năng của vật.

D. động năng, thế năng và nhiệt năng của vật.

Câu 6. Cơ năng, nhiệt năng

A. chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Cả A, B và C sai.

Câu 7. Một vận động viên đẩy tạ ném quả tạ bay lên cao rồi rơi xuống như hình vẽ.

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

Khi quả tạ chuyển động

A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

B. thế năng chuyển dần thành động năng.

C. động năng chuyển dần thành thế năng.

D. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.

Câu 8. Xe đạp đang chuyển động, nếu không đạp nữa thì sau một thời gian xe sẽ dừng lại. Tức là lúc đầu động năng của nó khác không đến khi dừng lại thì động năng của nó bằng không. Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?

A. Lúc này định luật bảo toàn cơ năng không còn đúng nữa.

B. Lúc này định luật bảo toàn năng lượng vẫn còn đúng.

C. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành thế năng.

D. Lúc này toàn bộ động năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác.

Câu 9. Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm rơi bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Trong quá chuyển động từ A đến B, cơ năng của vật đã thay đổi như thế nào?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần.

B. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

C. Thế năng giảm dần, động năng không đổi.

D. Thế năng tăng dần, động năng không đổi.

Câu 10. Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?

Trắc nghiệm Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Nóng lên.

B. Bật trở lại vị trí ban đầu.

C. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.

D. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao của B.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Lý thuyết Bài 28: Động cơ nhiệt

1 1,303 23/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: