Lý thuyết Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 17.
Lý thuyết Vật lí 8 Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
Bài giảng Vật lí 8 Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
1. Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
Ví dụ:
+ Khi quả bóng lăn từ trên dốc xuống, có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng.
+ Trong quá trình viên bi chuyển động trên máng cong, có sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng và ngược lại.
2. Bảo toàn cơ năng
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Ví dụ:
Một vật được cung cấp thế năng trọng trường ban đầu bằng 1000J bằng cách đưa vật lên độ cao h so với mặt đất, sau đó thả vật rơi xuống.
+ Nếu tại một thời điểm nào đó thế năng của vật giảm đi và chỉ còn 300J thì động năng của vật lúc đó đã tăng lên đến 700J.
+ Khi động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại sao cho tổng động năng và thế năng tại mọi thời điểm luôn bằng cơ năng ban đầu.
Câu 1. Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?
A. Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
B. Quả bóng có vận tốc lớn nhất khi nó lên đến điểm cao nhất.
C. Nước chảy từ trên cao xuống thì thế năng chuyển thành động năng.
D. Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn.
Câu 2. Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Khi viên bi đang chuyển động đi lên, cơ năng của viên bi chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng và thế năng đều tăng.
B. Động năng và thế năng đều giảm.
C. Động năng giảm và thế năng tăng.
D. Động năng tăng và thế năng giảm.
Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? Hãy chọn câu đúng nhất.
A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
B. Nước trên đập cao chảy xuống.
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng.
Câu 4. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng giảm, thế năng tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng và thế năng đều tăng.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng ?
A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
Câu 6. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng?
A. Chỉ khi vật đang đi lên.
B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
D. Cả khi vật đang đi lên và rơi xuống.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 8. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng?
A. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
A. Chỉ có động năng mới chuyển hóa thành thế năng.
B. Chỉ có thế năng mới chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Chỉ có cơ năng mới chuyển hóa thành động năng và thế năng.
Câu 10. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?
A. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Cơ năng chuyển hóa thành động năng.
C. Cơ năng chuyển hóa thành công cơ học.
D. Cơ năng chuyển hóa thành thế năng.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Lý thuyết Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8