Lý thuyết Công thức tính nhiệt lượng (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 24.

1 4,367 23/02/2023


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Bài giảng Vật lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

1. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

Nhiệt lượng một vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc ba yếu tố:

+ Khối lượng của vật: Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn.

+ Độ tăng nhiệt độ của vật: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn.

+ Chất cấu tạo nên vật: Chất làm vật khác nhau thu được nhiệt lượng khác nhau.

2. Công thức tính nhiệt lượng

- Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c. Δt

Trong đó:

+ Q là nhiệt lượng thu vào của vật (J).

+ m là khối lượng của vật (kg).

+ c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K).

Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc K).

Δt = t2 – t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng.

- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C (1K).

Ví dụ:

Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 1°C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4200J.

- Nhiệt dung riêng của một số chất:

- Chú ý: Trong công thức tính nhiệt lượng.

+ Đơn vị của khối lượng phải để về kg.

+ Ngoài J, kJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo.

1 Kcalo = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J

+ Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công thức: m = V.D.

Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m3.

Trắc nghiệm Bài 24 Vật lí 8: Công thức tính nhiệt lượng

Câu 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một vật?

A. Nhiệt dung riêng.

B. Khối lượng

C. Sự thay đổi nhiệt độ của vật.

D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 2. Nhiệt lượng là

A. đại lượng Vật lý có đơn vị là N.

B. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.

C. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình chuyển động.

D. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình thay đổi vị trí.

Câu 3. Nhiệt dung riêng của một chất có đơn vị là

A. jun, kí hiệu J.

B. jun trên kilogram.kenvin, kí hiệu J/kg.K.

C. jun kilogram, kí hiệu J.kg.

D. jun trên kilogram, kí hiệu J/kg.

Câu 4. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết

A. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.

B. nhiệt năng cần thiết để làm cho 1 m3 chất đó tăng thêm 1oC.

C. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 m3 chất đó tăng thêm 1oC.

D. nhiệt năng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.

Câu 5. Có ba chiếc thìa nhôm, bạc và đồng có khối lượng như nhau, ở cùng nhiệt độ, được nhúng vào nước đang sôi. Gọi Q1, Q2, Q3 theo thứ tự là nhiệt lượng mà ba vật này hấp thụ. Cho biết nhiệt dung riêng của bạc nhỏ hơn của đồng, nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của đồng. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Q1 > Q2 > Q3.

B. Q1 < Q2 < Q3.

C. Q1 > Q3 > Q2.

D. Q1  > Q2 < Q3.

Câu 6. Một ấm kim loại chứa 3 kg nước ở nhiệt độ 20oC được đun bằng bếp điện. Thời gian đun nước cho đến lúc nước sôi (ở nhiệt độ 100oC) là 20 min. Cho biết công suất của bếp là 1500 W. Gọi hiệu suất của bếp là H = QQ', Q là nhiệt lượng cung cấp cho nước và Q’ là nhiệt lượng do bếp tỏa ra. H có giá trị là

A. 56 %.

B. 66 %.

C. 76 %.

D. 86 %.

Câu 7. Một khối lượng nước 25 kg thu được một nhiệt lượng 1050 kJ thì nóng lên tới 30oC. Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu?

A. 20oC.

B. 25oC.

C. 30oC.

D. 35oC.

Câu 8. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nhôm để tăng từ 30oC đến 80oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K.

A. 42000 J.

B. 86900 J.

C. 44000 J.

D. 96800 J.

Câu 9. Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = c.m.(t2 – t1) thì t2 là:

A. nhiệt độ lúc đầu của vật.

B. nhiệt độ lúc sau của vật.

C. thời điểm bắt đầu vật nhận nhiệt lượng.

D. thời điểm sau khi vật nhận nhiết lượng.

Câu 10. Nhiệt lượng không cùng đơn vị với

A. nhiệt độ.

B. nhiệt năng.

C. công cơ học.

D. cơ năng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Lý thuyết Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Lý thuyết Bài 28: Động cơ nhiệt

1 4,367 23/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: