Lý thuyết Phương trình cân bằng nhiệt (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 25.

1 1817 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Bài giảng Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

1. Nguyên lí truyền nhiệt

Khi có hai vật truyền nhiệt với nhau thì:

+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

+ Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Ví dụ: Cục nước đá thả vào trong cốc nước nguội, nước ở trong cốc có nhiệt độ cao hơn nước đá nên nhiệt từ nước nguội truyền nhiệt cho nước đá làm nước đá tan ra.

2. Phương trình cân bằng nhiệt

- Trong quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

- Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa ra = Qthu vào

Trong đó:

+ Qthu vào = m.c. Δt    với Δt = t2 - t1 (t2 > t1)

+ Qtỏa ra = m’.c’. Δt’  với Δt’ = t1’ - t2’ (t1’ > t2’)

- Chú ý:

+ Đối với hệ có nhiều vật truyền nhiệt cho nhau thì trước hết ta phải xác định được những vật nào tỏa nhiệt và những vật nào thu nhiệt.

+ Sau đó viết công thức tính nhiệt lượng cho từng vật tỏa nhiệt và thu nhiệt.

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Tổng nhiệt lượng do các vật tỏa ra bằng tổng nhiệt lượng do các vật thu vào để giải bài toán.

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Câu 1. Bỏ hai đồng xu làm bằng kim loại khác nhau, cùng khối lượng, cùng nhiệt độ t1 vào cốc nước có nhiệt độ t2 (với t2 < t1). Khi đã có cân bằng nhiệt, kết luận nào sau đây là sai?

A. Nhiệt lượng tỏa ra của hai đồng xu không bằng nhau.

B. Đồng xu nào có nhiệt dung riêng lớn hơn sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn.

C. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai đồng xu và nước bằng nhau.

D. Nhiệt lượng của nước thu vào nhỏ hơn tổng nhiệt lượng của hai đồng xu tỏa ra.

Câu 2. Nhúng chìm một miếng đồng vừa được hơ nóng có khối lượng m1, nhiệt độ t1 vào trong một bình chứa nước lạnh có khối lượng nước là m2 và nhiệt độ của nước là t2. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1, nhiệt dung riêng của nước là c2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa. Nhiệt độ của miếng đồng khi có sự cân bằng nhiệt là

A. t = t1+t22

B. t=m1c1t1+m2c2t22

C. t=m1c1t1m2c2t2m1c1+m2c2

D. t=m1c1t1+m2c2t2m1c1+m2c2

Câu 3. Trộn 10 cm3 nước ở 20oC với 30 cm3 nước ở 40oC và 60 cm3 nước ở 80oC vào trong nhiệt lượng kế. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt độ cuối cùng của nước là

A. 46,67oC.

B. 62oC.

C. 52oC.

D. 67,46oC.

Câu 4. Nguyên lí truyền nhiệt là:

A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

C. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 5. Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?

A. Qtỏa + Qthu = 0

B. Qtỏa = Qthu

C. Qtỏa.Qthu = 0

D. Qtỏa : Qthu = 0

Câu 6. Thả một miếng nhôm được đun nóng vào nước lạnh. Câu mô tả nào sau đây trái với nguyên lí truyền nhiệt?

A. Nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.

B. Nhôm truyền nhiệt cho nước tới khi nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.

C. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu

D. Nhiệt năng của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu.

Câu 7. Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2 = 2Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật.

A. c1 = c2.

B. c1 = 12c2.

C. c1 = 2c2.

D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2.

Câu 8. Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?

A. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt.

B. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt.

C. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt.

D. Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng.

Câu 9. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì có hiện tượng gì xảy ra?

A. Thìa nhôm truyền nhiệt cho nước làm nước lạnh đi.

B. Thìa nhôm nhận nhiệt từ cốc nước nóng và nóng lên.

C. Cả thìa nhôm và nước nóng cùng truyền nhiệt cho nhau.

D. Cả A và C đúng.

Câu 10. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600 g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và nhiệt độ bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.

A. 1,43oC.

B. 1,52oC.

C. 2,43oC.

D. 3,52oC.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Lý thuyết Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Lý thuyết Bài 28: Động cơ nhiệt

1 1817 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: