Lý thuyết Các chất được cấu tạo như thế nào? (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 19.

1 3509 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Bài giảng Vật lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

1. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

- Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.

Ví dụ:

+ Phân tử nước H2O được tạo thành từ 2 nguyên tử Hiđrô (H) và 1 nguyên tử Oxi (O).

+ Phân tử muối ăn NaCl được tạo thành từ nguyên tử Natri (Na) kết hơp với nguyên tử Clo (Cl).

- Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi.

2. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.

+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 18: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Câu 1. Chọn câu sai.

A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.

B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.

C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.

D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.

Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

…. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Các chất.

D. Vật.

Câu 3. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

Câu 4. Các chất được cấu tạo từ

A. tế bào.        

B. các mô.

C. hợp chất.        

D. các nguyên tử, phân tử.        

Câu 5. Chọn phát biểu sai?

A. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Câu 6. Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Câu 7. Chọn câu đúng.

A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.

C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.

Câu 8. Tính chất nào sau đâu không phải là tính chất của nguyên tử, phân tử cấu tạo nên một vật?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách nhất định.

C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Vận tốc thay đổi thì nhiệt độ thay đổi.

Câu 9. Bằng chứng nào sau đây cho thấy giữa các nguyên tử có khoảng cách?

A. Nước nóng trong ấm bay hơi.

B. Quả bóng cao su được bơm càng căng thì bay lên càng cao.

C. Trộn 50 ml rượu vào 50 ml nước ta thu được hỗn hợp rượu – nước chưa tới 100 ml.

D. Ta không thể bỏ nhiều viên sỏi vào bình thủy tinh chứa nước.

Câu 10. Vì sao nước biển có vị mặn?

A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Lý thuyết Bài 21: Nhiệt năng

Lý thuyết Bài 22: Dẫn nhiệt

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

1 3509 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: