Lý thuyết Công suất: Cơ năng (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 16: Cơ năng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 16.

1 2,308 23/02/2023


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 16: Cơ năng

Bài giảng Vật lí 8 Bài 16: Cơ năng

1. Cơ năng

- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.

Ví dụ: 

Một người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

Lúc này, người lực sĩ đã tác dụng lực lên quả tạ, làm cho quả tạ di chuyển  Người lực sĩ đã thực hiện công cơ học  Người lực sĩ có cơ năng.

- Vật có khả năng thực hiện công cơ học càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.

- Đơn vị của cơ năng là Jun (J).

2. Thế năng

a) Thế năng trọng trường

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường càng lớn.

Ví dụ:

Quả nặng của búa máy càng nặng và được nâng càng cao thì khi nó rơi xuống cái cọc lún vào đất càng nhiều  búa máy thực hiện được công càng lớn hay búa máy có thế năng trọng trường càng lớn.

- Chú ý: Khi vật nằm trên mặt đất và chọn mặt đất để làm mốc tính độ cao thì thế năng trọng trường của vật bằng không.

b) Thế năng đàn hồi

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Ví dụ:

Khi kéo dây cung, ta đã cung cấp cho cung một thế năng đàn hồi. Khi buông tay, dây cung thực hiện công làm cho mũi tên bay vút ra xa.

3. Động năng

a) Khi nào vật có động năng?

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.

b) Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào?

- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

- Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng không.

Ví dụ:

Tàu con thoi đang được phóng lên quỹ đạo. Tàu có khối lượng rất lớn, khi phóng lên với vận tốc lớn thì động năng của nó cũng rất lớn.

- Chú ý:

+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

+ Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng.

+ Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 16: Cơ năng

Câu 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng ?

A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

B. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

C. Cơ năng của một vật bằng hiệu của động năng và thế năng của nó.

D. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

Câu 2. Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

B. Viên đạn đang bay.

C. Máy bay đang bay.

D. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

Câu 3. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

C. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

D. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

Câu 4. Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?

A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.      

B. Vì lò xo có khả năng sinh công.

C. Vì lò xo có khối lượng.      

D. Vì lò xo làm bằng thép.

Câu 5. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng riêng.

C. Khối lượng và vận tốc của vật.

D. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.

Câu 6. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu đúng

A.  Khối lượng.             

B.  Khối lượng và chất làm vật.

C. Vận tốc của vật.

D. Độ biến dạng của vật đàn hồi.

Câu 7. Trường hợp nào dưới đây có cơ năng của các vật bằng nhau?

A. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau.

B. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất.

C. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất.

D. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc, ở cùng một độ cao và có cùng khối lượng.

Câu 8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng?

A. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

B. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.

C. Một máy bay đang bay trên cao.

D. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.

Câu 9. Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? Sự so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp như thế nào là đúng trong các cách sau:

A. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.

B. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.

C. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng đàn hồi. Trường hợp thứ nhất có cơ năng nhỏ hơn.

D. Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng hấp dẫn. Hai trường hợp có cơ năng bằng nhau.

Câu 10. Vật có cơ năng khi:

A. vật có tính ì lớn.

B. vật có khối lượng lớn.

C. vật có khả năng sinh công.

D. vật có đứng yên.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng

Lý thuyết Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Lý thuyết Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Lý thuyết Bài 21: Nhiệt năng

Lý thuyết Bài 22: Dẫn nhiệt

1 2,308 23/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: