Lý thuyết Đối lưu - Bức xạ nhiệt (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 23.

1 3,103 23/02/2023


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Bài giảng Vật lí 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

1. Đối lưu

- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

- Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu.

Ví dụ:

+ Đèn kéo quân quay được là nhờ dòng đối lưu của không khí.

+ Ống khói sử dụng ở các gia đình, các lò ở nhà máy càng cao thì quá trình đối lưu xảy ra càng nhanh, hiệu quả làm việc càng cao.

+ Quả cầu thông gió tròn đặt trên mái nhà tạo sự đối lưu không khí.

2. Bức xạ nhiệt

- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

Ví dụ:

+ Nhiệt do Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng bức xạ nhiệt.

+ Nhiệt truyền từ bếp lửa ra môi trường xung quanh chủ yếu cũng bằng bức xạ nhiệt. Khi ta hơ hai bàn tay lên sưởi ấm thì hình thức truyền nhiệt từ bếp lửa sang bàn tay ta chủ yếu là bức xạ nhiệt.

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt

Câu 1. Hình bên dưới mô tả sơ đồ lắp đặt của hệ thống cấp nước ấm dùng trong nhà tắm.

Trắc nghiệm Đối lưu – Bức xạ nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

Nước ở bình (B) là

A. nước lạnh.

B. nước ấm.

C. nước nóng.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 2. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

A. chỉ của chất khí.

B. của chất khí và chất lỏng.

C. chỉ của chất lỏng.

D. của chất lỏng và chất rắn.

Câu 3. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong trường hợp nào dưới đây?

A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp.

C. Sự truyền nhiệt từ nước nóng trong cốc đến thành cốc.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.

Câu 4. Một tấm đồng có một mặt sáng bóng và mặt kia sẫm nhám (hình vẽ). Nung nóng tấm đồng rồi đặt hai bàn tay cách mỗi bề mặt của tấm đồng một khoảng nhất định thì phía bên tay nào cảm thấy nóng hơn?

Trắc nghiệm Đối lưu – Bức xạ nhiệt có đáp án – Vật lí lớp 8 (ảnh 1)

A. Tay để bên mặt sẫm nhám.

B. Tay để bên mặt sáng bóng.

C. Cả 2 bên tay thấy nóng như nhau.

D. Cả 2 bên tay đều không thấy nóng.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đối lưu của chất lỏng hay chất khí?

A. Gió mùa.

B. Các dòng hải lưu trong đại dương.

C. Các dòng sông chảy ra biển.

D. Dòng nham thạch tràn ra miệng núi lửa.

Câu 6. Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra

A. với tất cả mọi vật.

B. chỉ riêng với Mặt Trời.

C. với cốc nước sôi và những vật có nhiệt độ cao.

D. với nhưng vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Câu 7. Bức xạ nhiệt là

A. sự truyền nhiệt qua chất rắn.

B. sự truyền nhiệt qua không khí.

C. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

D. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

Câu 8. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không là

A. dẫn nhiệt.

B. đối lưu.

C. bức xạ nhiệt.

D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.

A. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.

B. Bức xạ nhiệt không thể xảy ra trong chân không.

C. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

D. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 10. Hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu?

A. Sự tạo thành gió.

B. Sự thông khí trong lò.

C. Đun nước nóng trong ấm.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Lý thuyết Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Lý thuyết Bài 28: Động cơ nhiệt

1 3,103 23/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: