Lý thuyết Nhiệt năng (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 8 Bài 21: Nhiệt năng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 8 Bài 21.

1 2297 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 8 Bài 21: Nhiệt năng

Bài giảng Vật lí 8 Bài 21: Nhiệt năng

1. Nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

- Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.

2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng

- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

+ Cách 1: Thực hiện công.

Ví dụ:

Dùng búa đập lên cái đinh nhiều lần, cái đinh sẽ nóng lên.

+ Cách 2: Truyền nhiệt.

Ví dụ:

Rót nước nóng vào mộc chiếc cốc, ta thấy cốc nóng dần lên ⇒ Nước nóng đã truyền nhiệt năng cho chiếc cốc.

- Chú ý: Nhiệt năng chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

3. Nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Nhiệt lượng kí hiệu bằng chữ Q.

- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (kí hiệu là J).

1 kJ (kilôjun) = 1000 J.

Ví dụ:

Một vật đang có nhiệt năng là 300J. Khi thực hiện truyền nhiệt, nhiệt năng của vật tăng lên đến 500J. Phần nhiệt năng 200J vật nhận được thêm gọi là nhiệt lượng.

Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 21: Nhiệt năng

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về nhiệt năng là đúng?

A. Nhiệt năng của một vật bằng động năng của vật đó.

B. Khi vật nằm yên thì nhiệt năng của vật bằng không.

C. Khi nhiệt độ của vật là 0oC thì nhiệt năng của vật bằng không.

D. Hai khối nước có nhiệt độ như nhau nhưng khối lượng khác nhau thì nhiệt năng của chúng khác nhau.

Câu 2. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Trong hiện tượng này, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng lên.

B. Nhiệt năng của cốc nước tăng lên.

C. Nhiệt năng của các vật thay đổi do thực hiện công.

D. Nhiệt năng của miếng đồng thay đổi do có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng.

Câu 3. Nhiệt năng của một vật là

A. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 4. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

A. 1 cách.

B. 2 cách.

C. 3 cách.

D. 4 cách.

Câu 5. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Nhiệt độ của vật.

B. Nhiệt năng.

C. Khối lượng của vật.

D. Cả nhiệt độ và nhiệt năng của vật.

Câu 6. Câu nào nói về nhiệt năng sau đây là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.

C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.

Câu 7.  Chọn câu sai trong những câu sau.

A. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.

B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.

C. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

Câu 8. Nhiệt năng của một miếng đồng là 180 J. Sau khi thực hiện được một công vào miếng đồng làm nó nóng lên và nhiệt năng của miếng đồng lúc đó là 500 J. Nhiệt lượng miếng đồng nhận được là

A. 180 J.

B. 500 J.

C. 320 J.

D. 680 J.

Câu 9. Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?

A. Nhiệt năng.

B. Khối lượng.

C. Động năng.

D. Nhiệt độ.

Câu 10. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều giảm.

B. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều tăng.

C. Nhiệt năng của cục sắt tăng và của nước giảm.

D. Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Dẫn nhiệt

Lý thuyết Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Lý thuyết Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

1 2297 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: