Lý thuyết Chuyển động cơ học (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 8

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 1: Chuyển động cơ học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật Lí 8 Bài 1.

1 3224 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 1: Chuyển động cơ học

I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

Ví dụ: Người đàn ông đang chuyển động so với cây số 1 ven đường.

Tức là, ở trường hợp trên, cây số 1 được chọn làm vật mốc và người đàn ông đã đi tới cây số 3.

Vị trí của người đàn ông đã thay đổi theo thời gian.

Tài liệu VietJack

- Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật được coi là đứng yên so với vật mốc.

Ví dụ: Người lính đang đứng yên so với cột mốc chủ quyền đảo Sơn Ca.

Tức là, ở trường hợp trên, chọn cột mốc chủ quyền đảo Sơn Ca làm vật mốc và người lính vẫn đứng ở đó.

=> Vị trí của người lính không thay đổi theo thời gian.

 Tài liệu VietJack

II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

- Ví dụ: Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga.

+ So với nhà ga thì hành khách chuyển động, vì theo thời gian, hành khách càng xa nhà ga.

+ So với toa tàu thì hành khách đứng yên, vì theo thời gian, vị trí của hành khách không thay đổi.

Tài liệu VietJack

III. Một số chuyển động thường gặp

- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.

- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.

Chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt.

Ví dụ:

+ Chuyển động cong

Tài liệu VietJack

+ Chuyển động thẳng

Tài liệu VietJack

+ Chuyển động tròn

 Tài liệu VietJack

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

1 3224 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: