Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Oxygen

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Oxygen ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,580 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen

1. Một số tính chất của oxygen

- Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước (1 lít nước ở 200C,1 atm hòa tan được 31 ml khí oxygen).

2. Tầm quan trọng của oxygen

Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.

- Vai trò của oxygen với sự sống

+ Không có oxygen, con người không thể hô hấp, tồn tại và phát triển. Ở những nơi thiếu hoặc không đủ không khí, người ta sử dụng bình dưỡng khí để cung cấp thêm oxygen. Trong bệnh viện, oxygen được cung cấp để hỗ trợ người bệnh khi họ không tự chủ được hô hấp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu:

+ Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người.

   Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chú ý:

- Điều kiện sự cháy xảy ra:

+ Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.

+ Phải tiếp xúc và có đủ oxygen cho sự cháy

- Muốn dập tắt các đám cháy cần các biện pháp sau:

+ Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

+ Cách li chất cháy với khí oxygen.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 9: Oxygen 

Bài 1: Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

B. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

C. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ  hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

D. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Đáp án: B

Bài 2: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Ngửi mùi của hai khí đó.

B. Quan sát màu sắc của hai khí đó.

C. Hòa tan hai khí vào nước.

D. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Đáp án: D

Giải thích: Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy, còn khí carbon dioxide không có tính chất này.

Do đó để phân biệt hai khí: Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Bài 3: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?

A. Oxygen là chất khí.

B. Oxygen không màu, không mùi.

C. Tan nhiều trong nước.

D. Nặng hơn không khí.

Đáp án: C

Giải thích: Oxygen là khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.

Bài 4: Điều kiện phát sinh sự cháy là:

A. Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.

B. Phải tiếp xúc và có đủ khí oxygen cho sự cháy.

C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích: Điều kiện phát sinh sự cháy: Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy,  phải tiếp xúc và có đủ oxygen cho sự cháy.

Bài 5: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là:

A. Phát sáng.

B. Cháy.

C. Tỏa nhiệt.

D. Sự oxi hóa xảy ra chậm.

Đáp án: C

Giải thích: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

Bài 6: Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm:

A. Đốt cồn trong không khí.

B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

C. Nước bốc hơi.

D. Đốt cháy than trong không khí.

Đáp án: B

Giải thích: Sắt để lâu trong không khí bị gỉ là sự oxi hóa chậm

Bài 7: So sánh sự cháy khi đốt một que đóm trong không khí và trong khí oxygen tinh khiết:

A. Que đóm cháy trong khí oxygen mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí.

B. Không thể so sánh được.

C. Que đóm cháy trong không khí mãnh liệt hơn khi cháy trong oxygen.

D. Que đóm cháy trong không khí và khi cháy trong oxygen là như nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Sự cháy trong oxygen xảy ra nhanh hơn, tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không  khí

Bài 8: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

B. Cách li chất cháy với oxygen.

C. Quạt.

D. A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Biện pháp dập tắt sự cháy:

Cần thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với khí oxygen.

Bài 9. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

A. Từ nước biển.                     

B. Từ khí carbon dioxide.

C. Từ không khí.          

D. Từ thuốc tím (potassium permanganate)

Đáp án: C

Giải thích: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ không khí bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

- Người ta hóa lỏng không khí xuống dưới -196oC và ở áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hóa lỏng.

- Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183oC để nitrogen bay hơi và thu riêng nitrogen.

- Khi nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen.

Bài 10: Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?

A. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.

B. Dùng cát đổ trùm lên.

C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.

D. Phun nước.

Đáp án: B

Giải thích: Dùng cát đổ trùm lên do cát sẽ ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng lên sự cháy sẽ tắt.

Không chọn đáp án A do chăn khô có thể bị cháy.

Không chọn đáp án C do bình chữa cháy của gia đình là quá nhỏ để dập đám cháy của can xăng.

Không chọn đáp án D do xăng càng chảy loang ra theo nước và đám cháy sẽ khó dập tắt hơn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lý thuyết Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Lý thuyết Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Lý thuyết Bài 13: Một số nguyên liệu

Lý thuyết Bài 14: Một số lương thực

1 1,580 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: