Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40 (Chân trời sáng tạo): Lực ma sát

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực ma sát ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 2,375 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 40: Lực ma sát

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát

1. Khái niệm lực ma sát

    Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Ví dụ: 

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Ta đẩy thùng hàng chuyển động trên mặt sàn, giữa mặt sàn và thùng hàng có lực ma sát. Lực này xuất hiện làm cản trở chuyển động của thùng hàng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

  - Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. 

+ Mặt tiếp xúc ghồ ghề thì lực ma sát sinh ra sẽ lớn.

+ Mặt tiếp xúc nhẵn thì lực ma sát sinh ra sẽ nhỏ.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

   Giá trị đo được của lực kế trong hai trường hợp trên khác nhau: trường hợp a lực kế chỉ 3 N, trường hợp b lực kế chỉ 2 N. Vì tính chất của bề mặt sàn mà khối gỗ tiếp xúc khác nhau nên đã tạo ra lực ma sát khác nhau.

   Giá trị đo được của lực kế của trường hợp a lớn hơn trường hợp b vì bề mặt sàn ở trường hợp a gồ ghề hơn trường hợp b nên lực ma sát sinh ra sẽ lớn hơn.

2. Lực ma sát trượt

    Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.

Ví dụ: 

Khi giáo viên viết phấn lên bảng, giữa viên phấn và bảng xuất hiện lực ma sát trượt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt xuất hiện lực ma sát trượt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

2. Lực ma sát nghỉ

     Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.

Ví dụ:

Ô tô đậu được trên mặt đường nghiêng là nhờ có ma sát nghỉ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Ta đi lại đường trên sàn nhà trơn là nhờ có ma sát nghỉ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Cốc nước đặt được trên mặt bàn là nhờ có lực ma sát nghỉ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

- Ngoài ra còn có lực ma sát lăn. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn.

4. Tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát

  - Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.

Ví dụ:

Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sátLực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Khi ta đẩy một thùng hàng, giữa mặt đất và thùng hàng xuất hiện lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của thùng hàng.

                                               Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.

Ví dụ:

Khi ta đi ô tô xuống dốc, ta dùng phanh để làm cho ô tô đi chậm lại hoặc dừng hẳn tránh tai nạn khi tham gia giao thông.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Khía rãnh trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

5. Lực cản của không khí

Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng vào người giúp xe đi được nhanh hơn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát | Chân trời sáng tạo

Nếu không có lực cản của không khí thì khi thả hòn bi và lông chim ở cùng một độ cao, chúng sẽ rơi nhanh như nhau.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 40: Lực ma sát

Câu 1. Lực ma sát xuất hiện ở:

A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.

B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.

C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.

D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.

Đáp án: A

Giải thích: Lực ma sát xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật (chống lại nguyên nhân gây ra chuyển động của vật).

Câu 2. Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật

B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật

C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật

Đáp án: C

Giải thích: Để làm giảm lực ma sát ta cần tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?

A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng

B. Quả bóng lăn trên sân bóng

C. Vận động viên đang trượt trên tuyết

D. Xe đạp đang đi trên đường

Đáp án: A

Giải thích:

A – xuất hiện lực ma sát nghỉ

B – xuất hiện lực ma sát lăn

C – xuất hiện lực ma sát trượt

D – xuất hiện lực ma sát lăn

Câu 4. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ich?

A. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn.

B. Đi trên sàn nhà bị trượt ngã.

C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn.

D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn.

Đáp án: B

Giải thích:

A – lực ma sát có hại vì làm mòn đế giầy dép

B - lực ma sát có lợi vì cần có lực ma sát giữa chân và sàn nhà thì người đi sẽ không bị ngã

C - lực ma sát có hại vì làm món xích xe

D - lực ma sát có hại làm di chuyển đồ vật khó khăn

Câu 5. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại?

A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách.

B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi.

C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn.

D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn.

Đáp án: D

Giải thích:

A – lực ma sát có lợi, nhờ có lực ma sát ta mới cầm nắm được các đồ vật.

B - lực ma sát có lợi, nhờ có lực ma sát nên quyển sách không bị rơi

C - lực ma sát có lợi, nhờ có lực ma sát nên các ốc vít được bắt chặt với nhau hơn.

D - lực ma sát có hại, vì độ lớn lực của ma sát giữa bề mặt bàn và sàn nhà lớn hơn lực đẩy của bạn Tú nên bạn Tú không đẩy cái bàn ra nơi mà mình muốn được.

Câu 6. Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?

A. Môi trường nước

B. Môi trường chân không

C. Môi trường không khí

D. Cả A và C

Đáp án: B

Giải thích: Ở môi trường chân không không có lực cản vì môi trường chân không không chứa bất kì phân tử hay nguyên tử nào.

Câu 7. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?

A. Một vận động viên đang trượt tuyết

B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân

C. Em bé đang chạy trên sân

D. Một vật đang rơi từ một độ cao

Đáp án: A

Giải thích:

A – lực ma sát trượt

B – lực ma sát lăn

C – lực ma sát nghỉ thúc đẩy chuyển động

D – lực hút của Trái Đất

Câu 8. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát lăn?

A. Một chiếc ô tô đang đi trên đường.

B. Máy bay đang bay trên bầu trời.

C. Lực giữa má phanh và vành xe khi phanh.

D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

Đáp án: A

Giải thích:

A – lực ma sát lăn

B – lực cản của không khí

C – lực ma sát trượt

D – lực hút Trái Đất và lực của bàn tác dụng lên quyển sách tại điểm tiếp xúc.

Câu 9. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ?

A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng

B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi

C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau

D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay

Đáp án: C

Giải thích:

A – lực ma sát trượt

B – lực cản của nước

C – lực ma sát nghỉ

D – lực ma sát lăn

Câu 10. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt.

B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.

C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn.

D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.

Đáp án: B

Giải thích:

A – lực ma sát trượt

B – lực hấp dẫn

C – lực ma sát lăn

D – lực ma sát

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 41: Năng lượng

Lý thuyết Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Lý thuyết Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lý thuyết Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lý thuyết Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

1 2,375 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: