Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1741 lượt xem


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

1. Sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở các dạng hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục địch sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ

+ Để loại bỏ những tạp chất ra khỏi nước giếng khoan, người ta thường sử dụng hệ thống lọc gồm nhiểu cột lọc, có khả năng glữ các chất bẩn và tạp chất để làm trong nước.

 Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Máu là một hỗn hợp với thành phần gồm nhiều chất lỏng như: huyết tương, bạch cẩu, tiểu cẩu và hồng cầu. Khi thiếu máu hoặc mắc một số bệnh do thiếu hụt một trong các thành phẩn của máu, chúng ta cần phải truyền máu. Tiến hành tách riêng các thành phần của máu để có được thành phần cẩn sử dụng cho bệnh nhân. Sử dụng phương pháp li tâm để tách riêng các thành phần trong máu do chúng có kích thước và khối lượng riêng khác nhau.

2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp

- Phương pháp lọc: Dùng để tách chấtt rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

Ví dụ: Sulfur là chất rắn không tan trong nước. Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.

 Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hồn hợp lỏng không đồng nhất

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn, nổi lên trên lớp nước. Sử dụng phương pháp chiết để tách riêng nước và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn - nước.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hổn hợp lỏng

Ví dụ: Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, mui ăn không bị hoá hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

 Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 1: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp vật lý để tách chất ra khỏi hỗn hợp?

A. Lọc.                                             

B. Cô cạn.

C. Chiết.                                          

D. Dùng phản ứng hóa học.

Đáp án: D

Giải thích: Các phương pháp: lọc, chiết, cô cạn … là các phương pháp vật lý để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Bài 2: Phương pháp nào sau đây dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng?

A. Chiết.                                          

B. Cô cạn.

C. Lọc.                                             

D. Dùng phản ứng hóa học.

Đáp án: C

Giải thích: Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

Bài 3: Phương pháp nào sau đây dùng để tách các chất rắn tan, không hóa hơi khi gặp  nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng?

A. Chiết.                                          

B. Cô cạn.

C. Lọc.                                             

D. Dùng phản ứng hóa học.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp cô cạn dùng để tách các chất rắn tan, không hóa hơi khi gặp  nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

Bài 4: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

A. Cô cạn.                                        

B. Dùng máy li tâm.

C. Chiết.                                          

D. Lọc.

Đáp án: D

Giải thích: Phương pháp lọc là phương pháp đơn giản nhất để tách cát ra khỏi nước.

Bài 5: Có hỗn hợp dầu ăn và nước. Phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Cô cạn.                                        

B. Dùng máy li tâm.

C. Chiết.                                          

D. Lọc.       

Đáp án: C

Giải thích: Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước.

Bài 6: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Đáp án: D

Giải thích: Đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở mặt ngoài khẩu trang, giúp chúng ta hít thở không khí được sạch hơn.

Bài 7: Phương pháp nào sau đây để tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp lưu huỳnh và nước?

A. Cô cạn.                                        

B. Dùng máy li tâm.

C. Chiết.                                          

D. Lọc.       

Đáp án: D

Giải thích: Lưu huỳnh là chấ rắn không tan trong nước, do đó có thể dùng phương pháp lọc để tách lưu huỳnh ra khỏi nước. (Học sinh xem lại cách tiến hành ở thí nghiệm SGK - tr 82)

Bài 8: Cho hình ảnh về dụng cụ bên:

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 16 (có đáp án): Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Theo em, dụng cụ này có thể dùng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?

A. Nước và cồn.                                         

B. Dầu ăn và nước.

C. Giấm ăn và nước.                                  

D. Lưu huỳnh lẫn trong nước.

Đáp án: B

Giải thích: Dụng cụ trên là phễu chiết, có thể dùng để tách riêng hỗn hợp gồm các chất lỏng không hòa tan vào nhau như dầu ăn và nước.

Bài 9: Người diêm dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối ăn từ nước biển?

A. Làm lắng đọng muối.

B. Lọc lấy muối từ nước biển.

C. Làm bay hơi nước biển.

D. Cô cạn nước biển.

Đáp án: C

Giải thích: Làm bay hơi nước biển là phương pháp được dùng để sản xuất muối. Người dân làm các ruộng muối rồi dẫn nước biển vào. Sau đó phơi khoảng một tuần thì nước bốc hơi hết, còn lại là muối kết tinh.

Bài 10: Phương pháp nào sau đây được dùng để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối?

A. Cô cạn.                                        

B. Dùng máy li tâm.

C. Chiết.                                          

D. Lọc.       

Đáp án: A

Giải thích: Muối ăn là chất rắn tan, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Do đó để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ta sử dụng phương pháp cô cạn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Tế bào

Lý thuyết Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Lý thuyết Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lý thuyết Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Lý thuyết Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

1 1741 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: