Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35 (Chân trời sáng tạo): Lực và biểu diễn lực

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 2,125 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực

1. Lực

  - Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Người tác dụng lực kéo lên thùng hàng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Người tác dụng lực đẩy lên ô tô.

- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.  - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

- Độ lớn của lực kéo bằng 50 N.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Cậu bé tác dụng lực kéo lên cánh cung. - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

- Độ lớn của lực kéo bằng 20 N.

2. Biểu diễn lực

   - Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:

+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).

+ Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).

+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.

Ví dụ: 

  Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Điểm đặt: tại mép vật.

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: từ dưới lên trên.

- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Câu 1: Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách.

B. Nhìn một vật cách xa 10m.

C. Nâng một tấm gỗ.

D. Nghe một bài hát.

Đáp án: C

Giải thích: Hoạt động cần dùng đến lực là nâng một tấm gỗ.

Các hoạt động A, B, D đều không cần dùng đến lực.

Câu 2: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

“ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”

A. nén

B. đẩy

C. ép

D. ấn

Đáp án: B

Giải thích: Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.

Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?

A. kilôgam (kg)

B. mét (m)

C. mét khối (m3)

D. niuton (N)

Đáp án: D

Giải thích: Đơn vị của lực là niuton (N)

A – đơn vị khối lượng

B – đơn vị chiều dài

C – đơn vị thể tích

Câu 4: Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?

A. mũi tên

B. đường thẳng

C. đoạn thẳng

D. tia 0x

Đáp án: A

Giải thích: Lực được biểu diễn bằng mũi tên có:

- Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật

- Hướng (phương và chiều): cùng hướng với lực tác dụng

- Độ lớn: chiều dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng với đặc điểm của lực tác dụng vào vật theo hình biểu diễn?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 35 (có đáp án): Lực và biểu diễn lực – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N

B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N

C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N

D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 15N

Đáp án: B

Giải thích: Lực được biểu diễn ở hình vẽ trên có đặc điêm

- Gốc: đặt tại mép vật

- Phương: nằm ngang

- Chiều: từ trái sang phải

- Độ lớn: 1 đoạn ứng 5N => mũi tên dài 3 đoạn ứng với 15N

Câu 6: Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một:

A. lực đẩy

B. lực nén

C. lực kéo

D. lực ép

Đáp án: C

Giải thích: Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một lực kéo.

Câu 7: Bạn A kéo một vật với lực 10N, bạn B kéo một vật với lực 20N. Hỏi trong hai bạn, ai đã dùng lực lớn hơn tác dụng vào vật?

A. bạn A

B. bạn B

C. bằng nhau

D. không so sánh được

Đáp án: B

Giải thích: Ta có: 20 > 10 nên 20N > 10 N

=> bạn B đã dùng lực lớn hơn bạn A để kéo vật.

Câu 8: Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 35 (có đáp án): Lực và biểu diễn lực – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 15N

B. 30N

C. 45N

D. 27N

Đáp án: C

Giải thích: Ta có: 1 đoạn ứng với 15N, lực được biểu diễn bởi 3 đoạn ứng với 45N.

Câu 9: Quan sát hình dưới đây và cho biết, vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 35 (có đáp án): Lực và biểu diễn lực – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. lực đẩy

B. lực nén

C. lực kéo

D. lực uốn

Đáp án: A

Giải thích: Vận động viên đã tác dụng một lực đẩy làm cho quả tạ chuyển động.

Câu 10: Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào?

A. gốc, hướng

B. gốc, phương, chiều

C. gốc, hướng và độ lớn

D. gốc, phương, chiều và hướng

Đáp án: C

Giải thích: Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố:

- gốc

- hướng (phương, chiều)

- độ lớn (chiều dài của mũi tên)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Tác dụng của lực

Lý thuyết Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

Lý thuyết Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Lý thuyết Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Lý thuyết Bài 40: Lực ma sát

1 2,125 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: