Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Đo chiều dài

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 2162 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài

1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

  - Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

 Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

 Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

 Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

 Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 

1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

  - Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

      Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

    Thước dây

      Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thước cuộn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thước kẻ

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thước kẹp

- Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN:

+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ:

Để đo chiều dài của cái bút, em dùng thước kẻ có GHĐ là 15 cm và ĐCNN là 1mm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Thực hành đo chiều dài

    Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Uớc lượng chiều dài của vật cần đo.

Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 4: Đo chiều dài 

Câu 1. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?

A. kilôgam                              

B. mét

C. đềximét                              

D. xentimét

Đáp án: A

Giải thích:

- Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.

- Đơn vị kilôgam là đơn vị đo khối lượng.

Chọn đáp án A

Câu 2. Chọn phát biểu đúng?

A. Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.

D. Cả 3 phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

Chọn đáp án D

Câu 3. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 4 (có đáp án): Đo chiều dài – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

B. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

C. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.

D. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm.

Đáp án: C

Giải thích: Ta có:

- Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

=> Thước có giới hạn đo là 9 cm, độ chia nhỏ nhất là 0,2 cm = 2 mm.

Chọn đáp án C

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?

A. Chọn thước đo thích hợp.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.

C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.

D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.

Đáp án: D

Giải thích: Ta có, các bước đo chiều dài:

+ Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.

+ Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp

+ Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

+ Bước 4: Đặt mắt vuông góc với mặt số trên thước, đọc giá trị chiều dài theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia của vật.

+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Chọn đáp án D

Câu 5. Cách đặt mắt như thế nào thì đọc được chính xác số đo của vật?

A. Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 4 (có đáp án): Đo chiều dài – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 4 (có đáp án): Đo chiều dài – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

C. Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 4 (có đáp án): Đo chiều dài – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:Ta cần đặt mắt vuông góc với mặt số trên thước.

Chọn đáp án C

Lời giải:

Câu 6. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:

“…” của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

A. Giới hạn đo                        

B. Độ chia nhỏ nhất

C. Số lớn nhất                        

D. Số bé nhất

Đáp án: A

Giải thích: Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

Chọn đáp án A

Câu 7. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:

“…” của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

A. Giới hạn đo                        

B. Độ chia nhỏ nhất

C. Số lớn nhất                        

D. Số bé nhất

Đáp án: B

Giải thích: Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Chọn đáp án B

Câu 8. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

A. 1 m = 0,1 cm                     

B. 1 km = 100 m

C. 1 mm = 0, 01 dm               

D. 1 dm = 10 m

Đáp án: C

Giải thích: Ta có:

- 1 m = 100 cm

- 1 km = 1000 m

- 1 mm = 0,01 dm

- 1 dm = 0,1 m

Chọn đáp án C

Câu 9. Một thước có 61 vạch chia thành 60 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 30 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:

A. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 2 cm

B. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 2 cm

C. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 0,5 cm

D. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 0,5 cm

Đáp án: D

Giải thích: Ta có:

- Số lớn nhất ghi trên thước là số 30 kèm theo đơn vị cm => GHĐ là 30 cm.

- Trên thước có 60 khoảng bằng nhau với tổng độ dài là 30 cm

=> 1 khoảng có độ dài là 30 : 60 = 0,5 cm => ĐCNN là 0,5 cm.

Chọn đáp án D

Câu 10. Ta có kết quả đo chiều dài một bàn học với ba lần đo như sau:

Lần 1: 100 cm

Lần 2: 102 cm

Lần 3: 101 cm

Hỏi chiều dài trung bình của bàn học là bao nhiêu?

A. 100 cm           

B. 101 cm            

C. 102 cm            

D. 99 cm

Đáp án: B

Giải thích: Ta có chiều dài trung bình của bàn học là:

lTB=l1+l2+l33=100+101+1023=101cm

 

Chọn đáp án B

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Đo khối lượng

Lý thuyết Bài 6: Đo thời gian

Lý thuyết Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Lý thuyết Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Lý thuyết Bài 9: Oxygen

1 2162 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: