Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Đo khối lượng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Đo khối lượng ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1187 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 5: Đo khối lượng

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng

1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

  - Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

 Đơn vị lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.

      1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg

 Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…

      1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg

  - Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Thực hành đo khối lượng

    Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.

Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 5: Đo khối lượng

Câu 1. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

A. Cân bằng                           

B. Cân điện tử

C. Cân đồng hồ             

D. Cân y tế

Đáp án: A

Giải thích: Dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân điện tử, cân đồng hồ, cân y tế.

Cân bằng là một trạng thái của vật.

Chọn đáp án A

Câu 2. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?

A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.

B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.

D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.

Đáp án: C

Giải thích: Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần:

- Đặt cân ở vị trí bằng phẳng

- Để vật cân đối trên đĩa cân

- Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định

Chọn đáp án C

Câu 3. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân?

A. Để rèn luyện khả năng ước lượng

B. Để chọn cân phù hợp

C. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo

D. Cả A và C đúng

Đáp án: B

Giải thích: Ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân để chọn cân phù hợp.

Chọn đáp án B

Câu 4. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 750 g. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng bánh trong hộp.

B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.

C. Sức nặng của hộp bánh.

D. Thể tích của hộp bánh.

Đáp án: A

Giải thích: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 750 g. Con số này chỉ: Khối lượng bánh trong hộp.

Chọn đáp án A.

Câu 5. Cân một túi hoa quả, kết quả là 15 634 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là

A. 1 g.

B. 5 g.

C. 10 g.

D. 100 g.

Đáp án: A

Giải thích: Cách ghi kết quả đo là kết quả đo phải chia hết cho độ chia nhỏ nhất.

=> Trong 4 đáp án trên thì 15 634 g chỉ chia hết cho 1 g.

Chọn đáp án A

Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

“Mọi vật đều có ...”.

A. tình cảm

B. lí trí

C. khối lượng

D. Cả 3 ý kiến trên

Đáp án: C

Giải thích: Mọi vật đều có khối lượng

Chọn đáp án C

Câu 7. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị khối lượng?

A. milimét

B. miligam

C. kilôgam

D. héctôgam

Đáp án: A

Giải thích:

- Đơn vị khối lượng là miligam, kilôgam, héctôgam.

- Đơn vị milimét là đơn vị chiều dài.

Chọn đáp án A

Câu 8. Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là

A. cân Roberval

B. cân tạ

C. cân đồng hồ

D. cân y tế

Đáp án: A

Giải thích: Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là cân Roberval.

Chọn đáp án A

Câu 9. Loại cân thích hợp để đo cả chiều cao và cân nặng là

A. cân điện tử

B. cân y tế

C. cân tiểu li

D. cân đồng hồ

Đáp án: B

Giải thích: Loại cân thích hợp để đo cả chiều cao và cân nặng là cân y tế

Chọn đáp án B

Câu 10. Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng?

A. Ước lượng khối lượng vật cần đo.

B. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.

C. Đặt mắt nhìn ngang với vật.

D. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Đáp án: C

Giải thích: Các bước cần thực hiện thuộc trong cách đo khối lượng:

- Ước lượng khối lượng vật cần đo.

- Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.

- Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Chọn đáp án C

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Đo thời gian

Lý thuyết Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Lý thuyết Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Lý thuyết Bài 9: Oxygen

Lý thuyết Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

1 1187 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: