Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Nhiên liệu và an ninh năng lượng
Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
1. Một số nhiên liệu thông dụng
- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng.
- Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành:
+ Nhiên liệu khí (gas, khí than,…)
+ Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…)
+ Nhiên liệu rắn (củi, sáp).
2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu
- Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt.
- Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
Ví dụ: Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm.
Sử dụng xăng, dầu để chạy động cơ.
Sử dụng nhiệt để hàn cắt kim loại, nung gốm sứ.
Sử dụng dầu mỏ và khí thiên nhiên để đun nấu, thắp sáng
Biến năng lượng hạt nhân thành điện năng....
3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
- Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
+ Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.
+ Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
- Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
+ Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy
+ Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.
+ Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.
4. Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững - an ninh năng lượng
- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
- Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hóa thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng.
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
Bài 1: Nhận định nào sau đây là đúng về nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Đáp án: D
Giải thích: Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Bài 2: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …
D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.
Đáp án: D
Giải thích: D sai vì: Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.
Bài 3. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
A. Nhiên liệu khí.
B. Nhiên liệu lỏng.
C. Nhiên liệu rắn.
D. Nhiên liệu hóa thạch.
Đáp án: A
Giải thích: Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn.
Bài 4. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng.
B. Than mỏ gồm than cốc, than chì, than bùn.
C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn.
D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường.
Đáp án: C
Giải thích: Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn so với nhiên liệu rắn.
Bài 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Cồn.
D. Khí tự nhiên.
Đáp án: C
Giải thích: Chọn C do than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các nhiên liệu hóa thạch.
Bài 6: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô.
B. Chẻ nhỏ củi.
C. Cung cấp đầy đủ không khí hoặc oxygen cho quá trình cháy.
D. Xếp củi chồng khít lên nhau.
Đáp án: D
Giải thích: Do xếp củi càng khít nhau củi càng khó cháy.
Bài 7: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?
A. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
C. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.
D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
Đáp án: C
Giải thích: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả nên tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.
Bài 8: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen
A. dư.
B. thiếu.
C. tùy ý.
D. vừa đủ.
Đáp án: D
Giải thích: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen vừa đủ.
Bài 9: Lợi ích nào không phải là lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?
A. Tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản.
B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
C. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
D. Tăng lượng carbon dioxide thải vào môi trường.
Đáp án: D
Giải thích: Chọn D vì các đáp án A, B, C đều là các lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả.
Bài 10: Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu?
A. Vặn gas thật to khi đun nấu.
B. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong.
C. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp.
D. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu.
Đáp án: B
Giải thích: Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong góp phần làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxi không khí, tăng hiệu quả khi sử dụng than.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Một số nguyên liệu
Lý thuyết Bài 14: Một số lương thực
Lý thuyết Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp
Lý thuyết Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án