Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Năng lượng ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1714 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 41: Năng lượng

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng

1. Các dạng năng lượng

- Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:

+ Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Người đi xe đạp

Ô tô đang chạy

+ Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Cánh diều trên bầu trời

Em bé đang chơi cầu trượt

+ Thế năng đàn hồi: những vật như lò xo, dây cao su,… khi bị biến dạng có năng lượng ở dạng thế năng đàn hồi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Dây cung được kéo căng

Quả bóng bị bẹp

 

+ Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn…. phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng gọi là quang năng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Mặt Trời đang chiếu sáng

Đèn pin đang chiếu sáng

+ Nhiệt năng: năng lượng phát ra từ các nguồn nhiệt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Bóng đèn sợi đốt đang bật

Bếp gas đang bật

 

+ Điện năng: năng lượng tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Quạt điện

Trạm phát điện năng lượng gió

 

+ Hóa năng: năng lượng do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Diêm

Pháo hoa

 

 - Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:

+ Năng lượng chuyển hóa toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

+ Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân, địa nhiệt…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Tấm pin năng lượng mặt trời

Trạm điện thủy triều ở Hàn Quốc

- Theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng được chia thành:

+ Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, nặng lượng gió, năng lượng thủy triều...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Năng lượng mặt trời sạch, tiết kiệm điện năng.

+ Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.

2. Đặc trưng của năng lượng

    Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Ví dụ: 

Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên cây càng mạnh, cây càng dễ bị đổ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Năng lượng gió có thể làm quay chong chóng. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên chong chóng càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

 

3. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

  - Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Đốt cháy khí tự nhiên.

Đốt cháy than, củi. 

 

- Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Tấm pin năng lượng mặt trời

 

Trạm điện thủy triều ở Hàn Quốc

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Tua pin gió tại Tây Ban Nha

Gỗ là nguồn sinh khối điển hình

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Bánh xe nước hay guồng nước.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 41: Năng lượng

Câu 1. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là 

A. thế năng

B. động năng

C. nhiệt năng

D. cơ năng

Đáp án: B

Giải thích: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là động năng.

Câu 2. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

A. nhiệt năng

B. thế năng đàn hồi

C. thế năng hấp dẫn

D. động năng

Đáp án: C

Giải thích: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.

Câu 3. Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh:

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

A. nhiệt và ánh sáng

B. nhiệt và năng lượng hóa học

C. nhiệt và năng lượng âm

D. quang năng và năng lượng âm

Đáp án: A

Giải thích: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng

Câu 4. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

A. thế năng đàn hồi và động năng

B. thế năng hấp dẫn và động năng

C. nhiệt năng và quang năng

D. năng lượng âm và hóa năng

Đáp án: B

Giải thích: Quả bóng bay lên ở độ cao bất kì so với mặt đất có cả động năng và thế năng hấp dẫn.

Câu 5. Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

A. Cốc nước nóng, Mặt Trời, pin.

B. Acquy, xăng dầu, Mặt Trời.

C. Pin, thức ăn, xăng dầu.

D. Thức ăn, acquy, ngọn lửa.

Đáp án: C

Giải thích: Năng lượng hóa học có trong những vật chất: Pin, thức ăn, xăng dầu.

Câu 6. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.

B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.

C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.

D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động.

Đáp án: D

Giải thích:

A – pin dự trữ năng lượng hóa học, bóng đèn đang sáng và thức ăn đã nấu chín có nhiệt năng.

B – lò xo dãn có thế năng đàn hồi, lò sưởi đang hoạt động và Mặt Trời có nhiệt năng.

C – gas dự trữ năng lượng hóa học, pin Mặt Trời, tia sét có nhiệt năng.

D – Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động đều có nhiệt năng.

Câu 7. Vật liện nào sau đây không phải là nhiên liệu?

A. Xăng

B. Dầu

C. Nước

D. Than

Đáp án: C

Giải thích: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

=> Nước không phải là nhiên liệu.

Câu 8. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.

B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.

C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.

D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.

Đáp án: A

Giải thích:Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.

Câu 9. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng nước.

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng Mặt Trời.

D. Năng lượng từ than đá.

Đáp án: D

Giải thích:

A – năng lượng tái tạo

B – năng lượng tái tạo

C - năng lượng tái tạo

D - năng lượng không tái tạo

Câu 10. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

C. Chỉ có động năng và thế năng.

D. Chỉ có động năng.

Đáp án: A

Giải thích:Trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát quả bóng có những dạng năng lượng: nhiệt năng, động năng và thế năng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Lý thuyết Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lý thuyết Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lý thuyết Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

1 1714 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: