Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Tế bào

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tế bào ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 989 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Tế bào

1. Khái quát chung về tế bào

Tế bào là gì?

- Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Kích thước và hình dạng của tế bào ra sao?

- Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tế bào được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

- Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là:

+ Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào

+ Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

+ Nhân tế bào/vùng nhân: là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Sự sinh sản và lớn lên của tế bào

Tế bào lớn lên như thế nào?

- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thế nào là sự sinh sản của tế bào?

- Một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con gọi là sự sinh sản của tế bào.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, ngoài ra nó còn giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoạc tế bào chết ở sinh vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 17: Tế bào

Câu 1: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Con lật đật               

C. Chiếc bút chì            

B. Cây thước kẻ            

D. Quả dưa hấu

Đáp án: D

Giải thích:

- Quả dưa hấu được cấu tạo từ các loại tế bào khác nhau.

- Con lật đật, cây thước kẻ và chiếc bút chì không được cấu tạo từ tế bào.

Câu 2: Mũi tên đang chỉ vào phần nào của tế bào?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 17 (có đáp án): Tế bào – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Chất tế bào

B. Thành tế bào

C. Nhân tế bào

D. Màng tế bào

Đáp án: C

Giải thích: Nhân tế bào nhân thực thường có hình cầu và được lớp màng bao bọc.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?

A. Có nhân chưa hoàn chỉnh

B. Có roi hoặc lông giúp hỗ trợ di chuyển

C. Có các bào quan có màng

D. Có ribosome

Đáp án: C

Giải thích: Tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng mà chỉ có bào quan không màng duy nhất là ribosome.

Câu 4: Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?

A. Đa số không có thành tế bào

B. Đa số không có ti thể

C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh

D. Có chứa lục lạp

Đáp án: A

Giải thích: - Tế bào động vật đa số không có thành tế bào còn tế bào thực vật có thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bới cellulose.

Câu 5: Một tế bào tiến hành sinh sản 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?

A. 3 tế bào          

B. 6 tế bào           

C. 8 tế bào           

D. 12 tế bào

Đáp án: C

Giải thích: Ta có công thức tính số tế bào tạo ra sau n lần sinh sản là: N = a × 2n

Trong đó:

N: số tế bào được tạo ra

a: số tế bào tham gia sinh sản

n: số lần tham gia sinh sản

 Số tế bào tạo ra từ 1 tế bào sau 3 lần sinh sản là: N = 1 × 23 = 8 tế bào

Câu 6: Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì?

A. Tổng hợp protein

B. Lưu trữ thông tin di truyền

C. Kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào

D. Tiến hành quang hợp

Đáp án: D

Giải thích: Lục lạp là bào quan chứa sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để tiến hành quang hợp.

Câu 7: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật

B. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản

C. Giúp thay thế các tế bào già, các tế bào chết hoặc bị tổn thương ở sinh vật

D. Tất cả các ý trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa cho thấy cơ thể sinh vật đã đến tuổi sinh sản.

Câu 8: Vì sao nhân tế bào là nơi lưu giữ các thông tin di truyền?

A. Vì nhân tế bào chứa vật chất di truyền

B. Vì nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

C. Vì nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào

D. Vì nhân tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tế bào có chứa vật chất di truyền nên nó có nhiệm vụ lưu giữ và truyền đạt các thông tin di truyền của tế bào.

Câu 9: Thành phần nào dưới đây có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Màng tế bào

B. Chất tế bào

C. Roi, lông mao

D. Nhân/vùng nhân

Đáp án: C

Giải thích: Roi và lông mao chỉ có ở tế bào nhân sơ để giúp tế bào di chuyển.

Câu 10: Tế bào sẽ ngừng lớn lên khi nào?

A. Khi các tế bào vừa mới được sinh ra

B. Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định

C. Khi các tế bào ở trong trạng thái sinh trưởng

D. Không có đáp án chính xác

Đáp án: B

Giải thích: Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định chúng sẽ không tiếp tục lớn lên mà sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Lý thuyết Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lý thuyết Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Lý thuyết Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Lý thuyết Bài 22: Phân loại thế giới sống

1 989 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: