Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42 (Chân trời sáng tạo): Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,308 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

1. Bảo toàn năng lượng

   - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Chân trời sáng tạo

Rót nước vào cốc nước đá. Năng lượng nhiệt của nước đã truyền cho đá làm đá tan.

    - Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Chân trời sáng tạo

Xoa 2 bàn tay vào nhau. Động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm bàn tay.

 

Tấm pin năng lượng Mặt Trời. Năng lượng ánh sáng của Mặt Trời đã chuyển hóa thành điện năng.

    - Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác”

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Chân trời sáng tạo

Khi quạt điện hoạt động, năng lượng được biến đổi từ điện năng thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng và năng lượng âm.

2. Năng lượng hao phí trong sử dụng

     Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

Ví dụ: 

  Khi ấm nước đang sôi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng của nhiên liệu thành nhiệt năng làm nóng nước và nhiệt năng làm nóng môi trường xung quanh ấm.

  Năng lượng hao phí chính là năng lượng nhiệt làm nóng môi trường xung quanh ấm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Chân trời sáng tạo

3. Tiết kiệm năng lượng

     - Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

    - Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:

Tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên: bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, đèn LED năng lượng mặt trời, mở hết các cửa vào ban ngày để nhận ánh sáng Mặt Trời, ....

Ngắt các nguồn điện khỏi thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng điện khi thay thế đồ điện gia dụng cũ: Từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn LED,...

Không quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa. Nếu có sử dụng điều hòa thì bật ở chế độ trong khoảng 26 – 270C vào mùa hè.

+ Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

Giảm lượng chất thải sinh hoạtgiảm thiểu dùng những sản phẩm đóng gói sẵn, dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế.

+ Trồng nhiều cây cối và tường nhà màu sáng.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:

Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ … này sang … khác”.

A. vật – vật

B. bộ phận – bộ phận

C. loại – loại

D. chỗ - chỗ

Đáp án: A

Giải thích:Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng …

A. âm

B. hao phí

C. cơ năng

D. ánh sáng

Đáp án: B

Giải thích:Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

Câu 3. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?

A. năng lượng ánh sáng

B. cơ năng

C. năng lượng nhiệt

D. năng lượng âm

Đáp án: C

Giải thích:Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt là chủ yếu.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động,

A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng.

C. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm.

D. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng.

Đáp án: A

Giải thích:Khi máy sấy tóc hoạt động, phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 5. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:

A. Nồi cơm điện

B. Bàn là điện.

C. Tivi.

D. Máy bơm nước.

Đáp án: D

Giải thích:

A – điện năng biến đổi thành nhiệt năng

B – điện năng biến đổi thành nhiệt năng

C - điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh,…

D - điện năng biến đổi thành cơ năng

Câu 6. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin?

A. Cơ năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hoá năng.

D. Quang năng.

Đáp án: C

Giải thích:Năng lượng hóa năng dự trữ trong pin đã chuyển hóa thành điện năng để đồng hồ có thể chạy và chỉ giờ một cách chính xác.

Câu 7. Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?

A. động năng sang thế năng và ngược lại

B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại

C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại

D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại

Đáp án: A

Giải thích:Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng động năng sang thế năng và ngược lại.

Câu 8. Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào?

A. nhiệt năng

B. quang năng

C. động năng

D. thế năng

Đáp án: B

Giải thích:Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là quang năng.

Câu 9. Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?

A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh

B. Để điều hòa ở mức dưới 200C

C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh

Đáp án: C

Giải thích:- Biện pháp tiết kiệm năng lượng là tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

A – tủ lạnh cần năng lượng nhiều hơn để làm mát thực phẩm => không tiết kiệm năng lượng => cần để các thực phẩm nguội bớt rồi mới để vào tủ lạnh.

B – Điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra khí lạnh dưới 200C => không tiết kiệm năng lượng => cần để nhiệt độ ở mức 260C – 270C.

D – Lò vi sóng khi hoạt động sẽ tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh làm môi trường đó nóng hơn nên khi dùng ở trong phòng có máy lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ của phòng và máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra khí lạnh làm mát phòng lại => không tiết kiệm năng lượng => cần để ra nơi khác.

Câu 10. Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?

A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt

B. Để điều hòa ở mức 260C

C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.

Đáp án: D

Giải thích:- Biện pháp tiết kiệm năng lượng là

+ Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt

+ Để điều hòa ở mức 260C

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

- Biện pháp không tiết kiệm năng lượng là sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình vì bóng đèn dây tóc tiêu thụ nhiều điện năng để sáng => cần sử dụng các loại bóng compact hoặc LED hoặc bóng có nhãn tiết kiệm năng lượng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lý thuyết Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lý thuyết Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Lý thuyết Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

1 1,308 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: