Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Nguyên sinh vật

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Nguyên sinh vật ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,683 18/01/2023


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Nguyên sinh vật

1. Nguyên sinh vật là gì?

Nguyên sinh vật là gì?

- Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, có kích thước hiển vi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nguyên sinh vật có cấu tạo như thế nào?

- Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ chức năng của một cơ thể sống hoàn chỉnh.

- Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi…Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nguyên sinh vật có các hình dạng nào?

- Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình giày…), một số có hình dạng không ổn định (trùng biến hình)

2. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Lấy ví dụ về một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và cho biết một số đặc điểm về bệnh đó.

* Bệnh sốt rét:

- Do trùng sốt rét gây nên

- Con đường lây bệnh: khi muỗi đốt người bệnh, trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi và tuyền sang người lạnh qua tuyến nước bọt của muỗi

- Biểu hiện bệnh: sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

* Bệnh kiết lị:

- Do trùng kiết lị gây nên

- Con đường lây bệnh: bào xác của trùng kiết lị theo phân ra ngoài. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng bám vào cơ thể ruồi nhặng, thông qua thức ăn lan truyền bệnh cho nhiều người

- Biểu hiện bệnh: đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh các bệnh do nguyên sinh vật gây nên?

- Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo quản thức ăn đúng cách

- Vệ sinh môi trường xung quan sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 27: Nguyên sinh vật

Câu 1: Loài sinh vật nào dưới đây không thuộc giới Nguyên sinh vật?

A. Nấm nhày

B. Trùng roi

C. Tảo lục

D. Phẩy khuẩn

Đáp án: D

Giải thích: Phẩy khuẩn là vi khuẩn và thuộc giới Khởi sinh.

Câu 2: Nguyên sinh vật là gì?

A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi

B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi

C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi

D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi

Câu 3: Vì sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?

A. Vì nó trông giống như nấm

B. Vì nó hoạt động như động vật

C. Vì nó có cấu tạo đa bào

D. Vì nó không có kích thước hiển vi

Đáp án: B

Giải thích: Nấm nhày được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật vì nó là một sinh vật đơn bào nhân thực và có khả năng di chuyển.

Câu 4: Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào?

A. Ruồi giấm

B. Muỗi Anopheles

C. Chuột bạch

D. Bọ chét

Đáp án: B

Giải thích: Bệnh sốt rét là do muỗi Anopheles bị trùng sốt rét kí sinh gây ra.

Câu 5: Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là?

A. Roi bơi

B. Lông bơi

C. Chân giả

D. Tiêm mao

Đáp án: C

Giải thích: Trùng biến hình di chuyển nhờ dồn chất nguyên sinh sang một bên hình thành chân giả.

Câu 6: Động vật nguyên sinh nào dưới đây không chứa lục lạp?

A. Tảo lục

B. Tảo silic

C. Trùng roi

D. Trùng giày

Đáp án: D

Giải thích: Trùng giày không có lục lạp. Chúng sống dị dưỡng.

Câu 7: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có khả năng hình thành bào xác?

A. Trùng sốt rét

B. Trùng kiết lị

C. Trùng roi

D. Trùng giày

Đáp án: B

Giải thích: Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác trong trường hợp môi trường không thuận lợi.

Câu 8: Loài động vật nguyên sinh nào dưới đây không có lối sống kí sinh?

A. Trùng biến hình

B. Trùng sốt rét

C. Amip ăn não

D. Trùng kiết lị

Đáp án: A

Giải thích: Trùng sốt rét, trùng kiết lị và amip ăn não đều kí sinh ở người; chỉ có trùng biến hình có lối sống tự do.

Câu 9: Biện pháp nào dưới đây không giúp chúng ta phòng tránh bệnh sốt rét?

A. Ngủ màn

B. Diệt bọ gậy

C. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

D. Phát quang bụi rậm

Đáp án: C

Giải thích: Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh kiết lị chứ không phải bệnh sốt rét.

Câu 10: Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng?

A. Để thực phẩm được ngon miệng hơn

B. Để làm sạch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại thực phẩm

C. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán

D. Để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn

Đáp án: C

Giải thích: Chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 28: Nấm

Lý thuyết Bài 29: Thực vật

Lý thuyết Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Lý thuyết Bài 31: Động vật

Lý thuyết Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

1 1,683 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: