Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Một số nguyên liệu

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Một số nguyên liệu ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,861 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu

1. Một số nguyên liệu thông dụng

Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm.

Ví dụ: Một số nguyên liệu như: Đất, đá, quặng,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu

- Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn,...

- Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

Ví dụ: Quặng đồng dùng để sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện.

Cát tạo với xi măng thành hỗn hợp kết dính nên được ứng dụng để tạo thành bê tông trong xây dựng.

3. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Nguyên liệu khoáng sản là tài sản quốc gia. Mọi cá nhân, tổ chức khai thác phải được cấp phép theo Luật Khoáng sản.

+ Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên.

+ Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây nguy hiểm do mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi trường.

- Nguyên liệu sản xuất không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Do đó, cẩn sử dụng chúng một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và hài hoà về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên.

+ Hạn chế xuất khẩu nhiên liệu thô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm có giá trị.

+ Quy hoạch khai thác nguyên liệu quặng, đá vôi theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín,...để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 13: Một số nguyên liệu

Bài 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nguyên liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

B. Các nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên.

C. Các nguyên liệu là vật liệu đã qua xử lý.

D. Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lý và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lý và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm.

Bài 2: Nhà máy sản xuất đường ăn từ cây mía. Vậy cây mía là

A. chất.               

B. nhiên liệu.                 

C. nguyên liệu.              

D. khoáng sản.

Đáp án: C

Giải thích: Cây mía nguyên liệu để sản xuất đường ăn.

Bài 3: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Gạch nung.                                           

B. Đất sét.

C. Niêu sành                                              

D. Nồi nhôm.

Đáp án: B

Giải thích: Đất sét là vật liệu vì được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Bài 4: Khi dùng quả nho để sản xuất rượu vang thì người ta gọi quả nho là

A. vật liệu.                                                 

B. nguyên liệu.

C. nhiên liệu.                                             

D. phế liệu.

Đáp án: B

Giải thích: Khi dùng quả nho để sản xuất rượu vang thì người ta sẽ gọi quả nho là nguyên liệu (tức vật liệu thô chưa qua chế biến).

Bài 5: Khi đốt than đá để cung cấp nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện thì than đá được gọi là

A. vật liệu.                                                 

B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu.                                          

D. vật liệu hoặc nguyên liệu.

Đáp án: B

Giải thích: Than đá được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện vì nó được dùng để đốt cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất điện.

Bài 6: Vật liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A. Nông sản.                                             

B. Bông.

C. Than đá.                                               

D. Gỗ.

Đáp án: C

Giải thích: Than đá hầu như không tái sinh.

Bài 7: Khi dùng nước biển để sản xuất muối ăn, thì nước biển được gọi là

A. vật liệu.                                                 

B. nguyên liệu.

C. nhiên liệu.                                             

D. phế liệu.

Đáp án: B

Giải thích: Khi dùng nước biển để sản xuất muối ăn, thì nước biển được gọi là nguyên liệu (tức vật liệu thô chưa qua chế biến).

Bài 8: Khi dùng đá vôi để sản xuất xi măng thì đá vôi được gọi là

A. vật liệu.                                                 

B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu.                                          

D. phế liệu.

Đáp án: C

Giải thích: Khi dùng đá vôi để sản xuất xi măng thì đá vôi được gọi là nguyên liệu (tức vật liệu thô chưa qua chế biến).

Bài 9: Khi dùng xi măng để làm bê tông xây dựng thì xi măng được gọi là

A. vật liệu.                                                 

B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu.                                          

D. phế liệu.

Đáp án: A

Giải thích: Xi măng là vật liệu để làm bê tông xây dựng.

Bài 10: Khi gỗ được sử dụng để làm nhà, thì gỗ được gọi là

A. phế liệu.                                      

B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu.                                 

D. vật liệu. 

Đáp án: D

Giải thích: Gỗ là vật liệu để làm nhà.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Một số lương thực

Lý thuyết Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp

Lý thuyết Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lý thuyết Bài 17: Tế bào

Lý thuyết Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

1 1,861 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: