30 đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 có lời giải (Đề 3)

  • 5373 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Đa dạng sinh học nước ta bị suy giảm rõ rệt chủ yếu là do 

Xem đáp án

Chọn B

Đa dạng sinh học nước ta bị suy giảm rõ rệt là do con người khai thác quá mức diện tích rừng tự nhiên, đồng thời cong làm nghèo tính đa dạng sinh học.


Câu 2:

20/07/2024

Biện pháp hiệu quả để hạn chế hạn hán ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn A

Biện pháp hiệu quả để hạn chế hạn hán ở nước ta là xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.


Câu 3:

20/07/2024

Công nghiệp chế biến chè nước ta hiện nay phân bố

Xem đáp án

Chọn B

Công nghiệp chế biến chè nước ta hiện nay phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.


Câu 4:

23/07/2024

Cơ cấu sản lượng điện nước ta hiện nay ưu thế nghiêng về

Xem đáp án

Chọn D

Cơ cấu sản lượng điện nước ta hiện nay ưu thế nghiêng về nhiệt điện từ than, khí.(chiếm khoảng 70%)


Câu 5:

22/07/2024

Giải pháp hàng đầu trong phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ

Xem đáp án

Chọn C

Giải pháp hàng đầu trong phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là ưu tiên cơ sở năng lượng điện. Do hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ, nên việc giải quyết nhu cầu điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia.


Câu 6:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có diện tích lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn D

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5.


Câu 8:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực sông Mê Kông?

Xem đáp án

Chọn D

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10


Câu 10:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn C

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17


Câu 11:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có số lượng bò lớn nhất trong các tỉnh sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19


Câu 13:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Nam Định?

Xem đáp án

Chọn C

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 21


Câu 15:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?

Xem đáp án

Chọn B

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23


Câu 16:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là làng nghề cổ truyền?

Xem đáp án

Chọn C

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 25


Câu 18:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 27


Câu 20:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn B

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29


Câu 21:

22/07/2024

Cho bảng số liêu.

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018 (Tỉ USD)

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010?

Xem đáp án

Chọn C

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010 là Việt Nam tăng nhanh nhất. (Việt Nam tăng 2,1 lần, Thái Lan tăng 1,48 lần, Philipin tăng 1,6 lần, Singapo tăng 1,54 lần)


Câu 22:

20/07/2024

Cho biểu đồ:

(Số liệu theo Tổng cục thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh dân số của Thái Lan và Việt nam giai đoạn 2010 đến 2019?

Xem đáp án

Chọn A

Khi so sánh dân số của Thái Lan và Việt nam giai đoạn 2010 đến 2019, Việt Nam có quy mô dân số lớn hơn Thái Lan.


Câu 23:

20/10/2024

Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương,trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên nước ta có tài nguyên sinh vật phong phú.

B đúng 

- A sai vì vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương là yếu tố chính tạo ra sự phong phú về tài nguyên sinh vật, trong khi địa hình đa dạng chủ yếu ảnh hưởng đến cấu trúc và hình dạng của cảnh quan.

- C sai vì khí hậu mùa rõ rệt chủ yếu do ảnh hưởng của vĩ độ và các hệ thống gió, không chỉ do sự tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. Vị trí địa lý có thể ảnh hưởng đến khí hậu, nhưng yếu tố chính cho sự phong phú tài nguyên sinh vật là sự giao thoa giữa các hệ sinh thái lục địa và biển.

- D sai vì những yếu tố này chủ yếu liên quan đến đặc điểm khí hậu nhiệt đới của vùng, trong khi việc nằm tiếp giáp giữa lục địa và đại dương ảnh hưởng đến sự phong phú về tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái đa dạng.

Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, tạo điều kiện cho sự phát triển của tài nguyên sinh vật phong phú. Vị trí này nằm trong khu vực giao thoa giữa các hệ sinh thái lục địa và biển, dẫn đến sự kết hợp đa dạng của các yếu tố sinh thái.

Khu vực ven biển và các vùng biển Việt Nam cung cấp môi trường sống cho nhiều loại sinh vật biển, từ tảo và rong biển đến cá, động vật không xương sống và động vật biển lớn. Đồng thời, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lục địa cũng đóng góp vào sự phong phú của tài nguyên sinh vật, với hàng nghìn loài thực vật và động vật.

Sự đa dạng sinh học này không chỉ do điều kiện tự nhiên phong phú mà còn nhờ vào ảnh hưởng của các dòng hải lưu và khí hậu nhiệt đới, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại sinh vật khác nhau. Điều này mang lại giá trị kinh tế và môi trường cao cho Việt Nam, nhưng cũng yêu cầu sự quản lý bền vững để bảo tồn tài nguyên.

 * Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

+ Vĩ độ:  Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).

 Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).

+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).

+ Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.

2: Ý nghĩa của vị trí địa lí

a) Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b) Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế

+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch,…).

- Về văn hoá - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 24:

20/07/2024

Dân cư nước ta hiện nay

Xem đáp án

Chọn A
Dân cư nước ta hiện nay phân bố không đều, dân cư  tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thưa ở miền núi. Đồng bằng chiếm tới 75% dân số.


Câu 25:

20/07/2024

Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay

Xem đáp án

Chọn A

Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay phân bố không đều giữa các vùng. Vùng có nhiều đô thị nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ.


Câu 26:

22/07/2024

Tỉ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của

Xem đáp án

Chọn C

Tỉ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của sự tăng trưởng và phát triển ngành dịch vụ.


Câu 27:

15/08/2024

Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay có sản phẩm đa dạng, ngày càng phát triển.

Nước ta có cả ba vùng khí hậu chính: nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, giúp cho nông dân có thể sản xuất nông sản quanh năm. Số lượng lao động nông nghiệp đa dạng: Việt Nam có một dân số nhiều và nguồn lao động nông nghiệp lớn. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp với sự đóng góp của nhiều người.

-So với trồng trọt thì chăn nuôi có tỷ trọng thấp hơn; chăn nuôi chỉ chiếm 25-26% GDP của ngành nông nghiệp, còn trồng trọt chiếm hơn 60%.

→ B sai

-Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay bắt đầu ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất cây trồng. Một số công nghệ được ứng dụng bao gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ giới hóa, công nghệ tưới tiêu, bảo quản sau thu hoạch,… bên cạnh đó vấn đề về chi phí đầu tư, thiếu hụt nhân lực và cơ sở hạ tầng vẫn còn là rào cản lớn giúp Việt Nam tiếp cận nền nông nghiệp hiện đại của thế giới. 

→ C sai

- Ngành nông nghiệp thâm canh  nước ta hiện nay phát triển dựa trên nông nghiệp truyền thống là canh tác . Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn khi chuyển giao công nghệ hiện đại đến người dân.

→ D sai

* Nền nông nghiệp nhiệt đới

a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc - Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.

- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.

b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới

- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả,...).

 

Diện tích cây cà phê ở nước ta ngày càng tăng và sản lượng lớn

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

Đặc điểm nền nông nghiệp hiện nay:

- Có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.

- Chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa.

a) Nền nông nghiệp cổ truyền

- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

- Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc (mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ).

- Còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

 


Câu 28:

15/08/2024

Ngành lâm nghiệp của nước ta hiện nay

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Ngành lâm nghiệp nước ta có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng vì nước ta có diện tích đồi núi nhiều, thêm cả rừng ngập mặn ven biển.

- Ngoài khai thác, chế biến gỗ và lâm sản,các hoạt động lâm nghiệp bao gồm cả  lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) 

→A sai

- Ngoài rừng đặc dụng và rừng sản xuất,còn có rừng phòng hộ

→ B sai

- Du lịch sinh thái có nhiều tiềm năng để phát triển song bên cạnh đó Thiếu sự đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch sinh thái hoặc lại xây dựng bừa bãi, không tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, gây phá vỡ cảnh quan môi trường.

→ C sai

* Ngành lâm nghiệp

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái

Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ do nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.

* Trồng rừng

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa,... rừng phòng hộ.

- Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Khai thác: khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

- Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).

- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

 


Câu 29:

20/08/2024

Giao thông vận tải đường sông nước ta

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Giao thông vận tải đường sông nước ta chỉ tập trung ở một số hệ thống sông chính. 

- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển giao thông vận tải đương sông, nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11000 km vào mục đích giao thông. Vận tải đường sông chủ yếu ở một số hệ thống sông chính như sông Hồng – Thái Bình, Mê Kông – Đồng Nai và một số sông lớn ở Miền Trung.

→ A,B, sai

- Giao thông vận tải đường sông nước ta hiện tại mạng lưới khai thác vẫn ở mức độ thấp,

cơ sở vật chất vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển

→ D sai

* Giao thông vận tải 

a) Đường bộ

- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

- Các tuyến đường chính (từ Lạng Sơn đến Cà Mau):

+ Quốc lộ 1 (2300 km): tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây của nước.

+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang được kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á.

b) Đường sắt

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.

- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.

- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội - Hải Phòng (102 km), Hà Nội - Lào Cai (293 km), Hà Nội - Thái Nguyên (75 km), Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí - Bãi Cháy (175 km).

c) Đường biển

- Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.

- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.

d) Đường sông

- Chiều dài giao thông 11000 km.

- Các tuyến chính:

+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.

+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai.

+ Một số sông lớn ở miền Trung.

e) Đường hàng không

- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.

- Đầu năm 2019, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế.

- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

 

 


Câu 30:

20/07/2024

Các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn ven biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển

Xem đáp án

Chọn D

Các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn ven biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.


Câu 31:

20/07/2024

Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do

Xem đáp án

Chọn B

Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do việc nước ta tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy nhu cầu trao đổi, buôn bán và giao lưu kinh tế - hàng hóa – văn hóa – xã hội với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.


Câu 32:

20/07/2024

Thế mạnh chủ yếu để sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Chọn B

Thế mạnh chủ yếu để sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.


Câu 33:

20/07/2024

Thuận lợi để phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Chọn B

Thuận lợi để phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là giàu nguồn lợi hải sản và có các ngư trường lớn như Hoàng Sa – Trường Sa.


Câu 34:

14/09/2024

Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc.

Bắc Trung Bộ là dải lãnh thổ dài và hẹp ngang, đồng bằng ven biển hẹp, vùng đồi núi phía tây có địa hình dốc, sông ngắn và dốc, thủy chế thất thường. Việc trồng rừng có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất và đời sống dân cư của vùng trong việc hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc.

- Các đáp án khác,không phải là ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp

- Có ý nghĩa đối với hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng:

+ Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

+ Tỉ trọng công nghiệp còn bé.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp.

a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

- Diện tích rừng 2,22 triệu ha, chiếm khoảng 21,5% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 43,1% (năm 2019), chỉ đứng sau Tây Nguyên.

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

- Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt - Lào.

- Rừng sản xuất chiếm khoảng 35% diện tích, còn khoảng 49% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.

- Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

- Trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.

b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (đàn trâu 750 nghìn con, đàn bò 1,1 trịệu con).

- Đất badan (diện tích tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).

- Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), không thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển (Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển).

- Nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.

- Khó khăn: Tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính nên nguồn thủy sản ven bờ suy giảm.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

 

 


Câu 35:

20/07/2024

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do

Xem đáp án

Chọn C

ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế: vị trí địa lí, chính sách phát triển, cơ sở vc kĩ thuật, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, chỉ có khai thác lãnh thổ theo chiều sâu mới phát huy được hiệu quả nhất các nguồn lực này, mang lại năng suất chất lượng.


Câu 36:

20/07/2024

Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.


Câu 37:

20/07/2024

Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của

Xem đáp án

Chọn D

Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.


Câu 38:

20/07/2024

Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tài nguyên đất chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn C

Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tài nguyên đất chủ yếu là do nước xâm nhập sâu vào đất liền, độ chua và độ mặn trong đất tăng. Vì vậy việc sử dụng hợp lí và cải tạo đất trở thành vấn đề quan trọng nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững.


Câu 39:

21/07/2024

Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Chọn D

Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở duyên hải Nam Trung Bộ là tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.


Bắt đầu thi ngay