Câu hỏi:
14/09/2024 164Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là
A. tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
B. hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc.
C. hạn chế xâm nhập mặn và triều cường ven biển.
D. bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa nguồn nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc.
Bắc Trung Bộ là dải lãnh thổ dài và hẹp ngang, đồng bằng ven biển hẹp, vùng đồi núi phía tây có địa hình dốc, sông ngắn và dốc, thủy chế thất thường. Việc trồng rừng có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất và đời sống dân cư của vùng trong việc hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc.
- Các đáp án khác,không phải là ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
- Có ý nghĩa đối với hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng:
+ Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
+ Tỉ trọng công nghiệp còn bé.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp.
a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
- Diện tích rừng 2,22 triệu ha, chiếm khoảng 21,5% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 43,1% (năm 2019), chỉ đứng sau Tây Nguyên.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
- Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt - Lào.
- Rừng sản xuất chiếm khoảng 35% diện tích, còn khoảng 49% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.
- Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
- Trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.
b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển
- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (đàn trâu 750 nghìn con, đàn bò 1,1 trịệu con).
- Đất badan (diện tích tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).
- Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), không thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển (Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển).
- Nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.
- Khó khăn: Tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính nên nguồn thủy sản ven bờ suy giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Câu 5:
Tỉ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của
Câu 8:
Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tài nguyên đất chủ yếu là do
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất?
Câu 14:
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do