25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 29)
-
9769 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng chủ yếu do
Sản lượng khai thác thủy sản nước ta tăng lên chủ yếu do đầu tư ngư cụ, tàu thuyền, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 2:
12/08/2024Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là
Đáp án đúng là: B
- Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là lập vườn quốc gia.
Rừng đặc dụng ở nước là là: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,..Mở rộng diện tích rừng đặc dụng là mở rộng diện tích các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,…
B đúng
- A sai vì nó chủ yếu tập trung vào việc sản xuất gỗ, không nhằm bảo vệ và duy trì hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học như các khu rừng đặc dụng. Rừng đặc dụng cần được bảo vệ nguyên trạng để bảo tồn các loài và hệ sinh thái quý hiếm.
- C sai vì nó làm giảm diện tích và chất lượng của rừng, trái ngược với mục tiêu bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái rừng nguyên sinh trong các khu vực rừng đặc dụng. Mở rộng rừng đặc dụng yêu cầu bảo vệ và giữ gìn rừng nguyên trạng, không khai thác.
- D sai vì tre nứa thường được trồng với mục đích sản xuất và không cung cấp đầy đủ các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của rừng đặc dụng tự nhiên. Rừng đặc dụng yêu cầu bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài quý hiếm, không chỉ đơn thuần là trồng cây.
→ B đúng.A,C,D sai
Lập vườn quốc gia là một biện pháp quan trọng để mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta. Vườn quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đa dạng sinh học, và các loài động, thực vật quý hiếm. Bằng cách thiết lập các khu vực này, chúng ta có thể kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động khai thác, săn bắn, và chặt phá rừng, đồng thời cung cấp điều kiện sống ổn định cho các loài sinh vật. Ngoài ra, các vườn quốc gia còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và giáo dục về bảo tồn thiên nhiên, cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững. Các biện pháp này giúp bảo vệ và duy trì giá trị môi trường và sinh học của rừng đặc dụng.
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
a) Tài nguyên rừng
* Hiện trạng
Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.
- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.
* Nguyên nhân
- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…
- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…
* Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
* Ý nghĩa
- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…
- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…
b) Đa dạng sinh học
* Hiện trạng
- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.
* Nguyên nhân
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.
- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.
- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).
* Biện pháp
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 3:
20/07/2024Để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp cần
Để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp cần đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.
Câu 4:
22/07/2024Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta là ngành CN trọng điểm, có thế mạnh lâu dài dựa trên nguồn nguyên liệu dồi dào lấy từ ngành nông nghiệp.
Câu 5:
23/07/2024Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để giải quyết việc làm ở đồng bằng sông Hồng là
ĐBSH có lao động dồi dào, tăng nhanh, trong khi kinh tế còn chậm phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Vì vậy, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 6:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 4 -5, cho đảo Cù Lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 7:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 8:
21/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 9:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 10:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 11:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc ít người ở Tây Nguyên không có đặc điểm nào sau đây?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 12:
21/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết vùng nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng trên 50% ?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 13:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 14:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định không có ngành nào sau đây?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 15:
02/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?
Đáp án đúng là : A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23,ta thấy cảng Sơn Tây là cảng sông.
→ A đúng. B, C, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 16:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết năm 2007 tỉnh/thành phố nào sau đây nhập siêu?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 17:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có di sản văn hóa thế giới ?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 18:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết hồ Kẻ Gỗ thuộc tỉnh nào sau đây?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 19:
21/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh nào?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 20:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khai thác sét, cao lanh ở nơi nào sau đây?
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Câu 21:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2019 (Đơn vị: triệu người)
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Ma-lai-xi-a |
Phi-lip-pin |
Thái Lan |
Tổng số dân |
268,4 |
32,0 |
108,0 |
66,4 |
Dân số thành thị |
148,4 |
24,3 |
50,7 |
33,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết nước nào có tỉ lệ dân thành thị là 47% là nước nào sau đây?
Áp dụng công thức: Tỉ lệ dân thành thị = Số dân thành thị
Tổng số dân
Phi-lip-pin có tỉ lệ dân thành thị là 47%.
Câu 22:
20/07/2024Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015?
Căn cứ vào biểu đồ ta thấy, sản lượng dầu thô không ổn định qua các năm, nhìn chung sản lượng điện tăng.
Câu 23:
03/10/2024Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng nên có
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.
*Tìm hiểu thêm: "Vị trí địa lí"
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).
+ Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).
+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).
+ Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).
- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Câu 24:
21/07/2024Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (thành tựu của quá trình CNH-HĐH) và quy hoạch, mở rộng quy mô các đô thị.
Câu 25:
23/07/2024Miền núi nước ta dân cư thưa thớt chủ yếu do
Miền núi nước ta dân cư thưa thớt chủ yếu do địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, ít thu hút dân cư.
Câu 26:
20/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay?
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch, biểu hiện: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh nông nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,…
Câu 27:
22/10/2024Yếu tố tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi hiện nay là
Đáp án đúng là : D
- Yếu tố tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi hiện nay là sự thay đổi nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra, công nghệ chăn nuôi, chính sách hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, và xu hướng tiêu dùng xanh cũng góp phần quan trọng trong việc định hình sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Ngành chăn nuôi
- Tình hình: tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng vững chắc.
- Xu hướng: ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
+ Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao; Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng,…
* Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.
- Đàn trâu, đàn bò có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 28:
19/08/2024Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản của nước ta?
Đáp án đúng là : C
- Các cơ sở chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi không đúng về hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản của nước ta
Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng khá phát triển ở nước ta, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến gỗ => do vậy các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của nước ta tập trung chủ yếu ở 2 vùng này.
- Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, tiềm năng, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội toàn cầu. Trong những năm gần đây, ngành giấy Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm.
→ A sai.
- Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
→ B sai
- Củi Gỗ là nguồn năng lượng tái tạo có thể được khai thác bền vững từ rừng, làm cho nó trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá.
→ D sai
* Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ do nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
Việt Nam tăng cường trồng và phát triển rừng
b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.
* Trồng rừng
- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa,... rừng phòng hộ.
- Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- Khai thác: khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Câu 29:
21/07/2024Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là
Đáp án đúng là: D
Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động giao thông vận tải biển nước ta là vùng biển Đông có nhiều bão, áp thấp nhiệt đới.
D đúng
- A sai vì có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió, mà thường là do các yếu tố khí hậu thay đổi nhanh, biến động thời tiết, và sự ảnh hưởng của các cơn bão và biển động mạnh, gây khó khăn cho hoạt động hàng hải và an toàn tàu biển.
- B sai vì do địa hình biển phức tạp, sự biến đổi nhanh chóng của thời tiết và biển động mạnh, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông biển chưa hoàn thiện.
- C sai vì do sự biến đổi thời tiết và biển động mạnh, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông biển chưa hoàn thiện.
*) Các khó khăn tự nhiên trong hoạt động giao thông vận tải biển ở Việt Nam bao gồm
-
Biến đổi thời tiết: Thời tiết khắc nghiệt, bão lớn, gió mạnh và sóng cao thường xuyên xảy ra, gây khó khăn cho việc điều hành và an toàn của các tàu biển.
-
Biển động lớn: Biển Đông là khu vực có biển động mạnh, với sự biến đổi nhanh chóng của thời tiết và điều kiện sóng.
-
Địa hình phức tạp: Vùng biển nước ta có đa dạng địa hình từ đồng bằng, bãi cát đến vùng núi non, đảo quần. Điều này tạo ra nhiều thử thách cho các tàu thuyền trong việc đi lại và neo đậu.
-
Cửa sông lớn: Các cửa sông lớn như Hải Phòng, Cửa Lục, Cửa Đại... có dòng chảy mạnh và khó điều khiển, đặc biệt là trong điều kiện thủy triều lớn.
-
Vùng biển sâu: Có nhiều vùng biển sâu và đặc biệt là vùng nước sâu rất gần bờ, làm giảm khả năng neo đậu của tàu thuyền.
-
Hệ thống đảo và quần đảo: Việc đi lại giữa các đảo và quần đảo đòi hỏi hệ thống đường biển phải rộng rãi, đồng thời cần sự điều phối giữa các chuyến tàu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
-
An ninh biển: Vấn đề an ninh biển cũng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền và hàng hóa khi hoạt động trên biển.
-
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: Hệ thống cảng biển, bến cảng và hệ thống hậu cần vẫn còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của giao thông biển.
Tóm lại, các yếu tố này cùng nhau tạo nên các thử thách lớn đối với hoạt động giao thông vận tải biển ở Việt Nam, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng vận tải biển một cách hiệu quả.
Câu 30:
20/07/2024Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?
Nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch là tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và nhu cầu đa dạng của khách hàng (du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tham quan, văn hóa, ẩm thực,…)
Câu 31:
20/07/2024Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là
Giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta là phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường hội nhập, đa dạng và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 32:
20/07/2024Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu là tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu.
Câu 33:
20/07/2024Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư ở Bắc Trung Bộ là phát huy hiệu quả các thế mạnh sẵn có ở mỗi vùng (biển, đồng bằng ven biển, đồi trước núi và núi ở phía Tây), tạo thế sản xuất liên hoàn trong không gian.
Câu 34:
20/07/2024Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Ý nghĩa chủ yếu của phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa (các sản phẩm từ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản), giải quyết việc làm cho lao động.
Câu 35:
20/07/2024Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh tự nhiên cho phát triển kinh tế (đất phù sa ngọt, khí hậu ổn định, diện tích mặt nước, diện tích rừng ngập mặn lớn, vùng biển rộng giàu tiềm năng,…) để phát huy các thế mạnh tự nhiên của vùng cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế (trong NN: giảm các loại cây, con có giá trị không cao, tăng các sản phẩm giá trị, phát triển công nghiệp và dịch vụ), cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn và bảo vệ rừng ngập mặn.
Câu 36:
21/07/2024Cho biểu đồ về doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Biểu đồ miền thể hiện rõ sự chuyển dịch cơ cấu.
Câu 37:
22/07/2024Sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của
Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của các loại gió (gió có hướng tây nam, gió hướng đông bắc) với hướng của các dãy núi (tây bắc - đông nam và vòng cung).
Câu 38:
20/07/2024Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là
Biện pháp quan trọng để tránh hạ thấp mực nước ngầm và tránh mất nước cho các hồ thủy lợi ở Đông Nam Bộ, nhất là vào mùa khô là bảo vệ rừng trên thượng lưu các sông, vì rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy, tạo mực nước ngầm.
Câu 39:
22/07/2024Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Biện pháp để phát triển đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là tập trung đầu tư, phát triển chế biến và xuất khẩu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 40:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2012 |
2016 |
2018 |
Khu vực kinh tế trong nước |
33 084,3 |
42 277,2 |
50 345,2 |
69 733,6 |
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài |
39 152,4 |
72 252,0 |
126 235,6 |
173 963,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2010 - 2018 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Biểu đồ miền thể hiện rõ sự chuyển dịch cơ cấu.
Bài thi liên quan
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 26)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 27)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 28)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 30)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 31)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 32)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 33)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 34)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 35)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 36)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-