25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 32)

  • 9974 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay phát triển nhanh chủ yếu do

Xem đáp án

Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nên chịu tác động chủ yếu của yếu tố thị trường.


Câu 2:

13/08/2024

Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất nước ta là tích cực trồng mới để phủ xanh đất trống, đồi trọc.

C đúng 

- A sai vì vườn quốc gia chủ yếu nhằm bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học, không phải để khai thác tài nguyên gỗ cho sản xuất. Mở rộng diện tích rừng sản xuất chủ yếu liên quan đến việc trồng mới rừng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và phát triển kinh tế.

- B sai vì nó chỉ làm giảm diện tích rừng hiện có, trong khi mở rộng diện tích rừng sản xuất cần tập trung vào trồng mới và phục hồi rừng để tăng thêm diện tích.

- D sai vì phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho các vùng đồi núi để chống xói mòn, không liên quan đến việc trồng rừng hoặc mở rộng diện tích rừng sản xuất.

Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta bao gồm việc tích cực trồng mới vì:

+ Tăng diện tích rừng: Trồng mới giúp mở rộng diện tích rừng, cung cấp nhiều tài nguyên gỗ và sản phẩm lâm nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường: Cây trồng mới giúp cải thiện chất lượng không khí, đất và nước, đồng thời giảm thiểu xói mòn và sạt lở đất.

+ Đáp ứng nhu cầu: Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm lâm nghiệp.

+ Khôi phục rừng: Hỗ trợ phục hồi các khu vực rừng bị suy thoái hoặc bị mất do các hoạt động khai thác trước đó.

Việc tích cực trồng mới là cách hiệu quả để mở rộng diện tích rừng sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.

* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

a) Tài nguyên rừng

* Hiện trạng

Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.

- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.

* Nguyên nhân

- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…

- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

* Biện pháp

- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:

+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

 * Ý nghĩa

- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…

- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Câu 3:

20/07/2024

Xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta là tiến lên sản xuất hàng hóa (trang 96. SGK).


Câu 4:

20/07/2024

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta hiện nay

Xem đáp án

Công nghiệp chế biến sản phẩm lương thực thực phẩm nước ta có sản phẩm đa dạng, gồm nhiều ngành (trang 122. SGK)


Câu 5:

20/07/2024

Vùng Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về

Xem đáp án

Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về trồng cây lương thực do có đất phù sa mãu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm.


Câu 7:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất ở vùng khí hậu nào?

Xem đáp án

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.


Câu 9:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây có diện tích lớn nhất khu vực đồi núi nước ta?

Xem đáp án

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.


Câu 10:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào sau đây là đô thị loại 2?

Xem đáp án

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.


Câu 12:

09/08/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây bông và đậu tương được trồng nhiều ở nơi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19,ta thấy cây bông và đậu tương được trồng nhiều ở Điện Biên.

→C  đúng. A, B, D sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ  Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp


Câu 15:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết vùng nào có mật độ đường sắt cao nhất nước ta?

Xem đáp án

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.


Câu 18:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.


Câu 19:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.


Câu 22:

20/07/2024

Cho biểu đồ sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

Nhận xét nào sau đây đúng tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á theo biểu đồ trên?

Xem đáp án

Căn cứ vào biểu đồ, ta thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.


Câu 23:

20/07/2024

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có 

Xem đáp án

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có góc chiếu sáng lớn, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (chiếu thẳng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa).


Câu 24:

20/07/2024

Dân số nước ta đông gây khó khăn chủ yếu cho việc

Xem đáp án

Dân số nước ta đông gây khó khăn chủ yếu cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống.


Câu 25:

22/07/2024

Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? 

Xem đáp án

Chất lượng lao động của nước ta nâng lên chủ yếu là do đầu tư cho giáo dục và y tế.


Câu 26:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch, biểu hiện: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh nông nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,…tạo sự phân hóa lớn giữa các vùng. Nên nói vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng quan trọng khi nói về cơ cấu lãnh thổ kinh tế là không đúng (kinh tế tư nhân thuộc thành phần kinh tế Ngoài nhà nước).


Câu 27:

20/07/2024

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để

Xem đáp án

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp nước ta đa dạng để phù hợp với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư (trang 83. SGK)


Câu 28:

20/07/2024

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Khó khăn lớn nhất trong khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm (do khai tác quá mức, ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển).


Câu 29:

20/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Ngành hàng không nước ta tuy non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc nhờ chiến lược phát triển táo bạo, cơ sở vạt chất hiện đại, mở nhiều tuyến bay thẳng đến các nước,…Tuy nhiên hạn chế là cước phí đắt, trọng tải thấp. Nên nói ngành hàng không có khối lượng vận chuyển lớn nhất là không đúng.


Câu 30:

20/07/2024

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm, chủ yếu là do 

Xem đáp án

Hoạt động du lịch biển ở phía Nam nước ta có thể diễn ra quanh năm do nền nhiệt cao, KH ổn định, ít biến động.


Câu 31:

22/07/2024

Sau Đổi mới, ngành nội thương nước ta phát triển mạnh chủ yếu do

Xem đáp án

Ngành nội thương nước ta sau Đổi mới đạt được những thành tựu quan trọng chủ yếu do sản xuất trong nước phát triển, mức sống và thu nhập của người dân tăng, sức mua lớn nên tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng.


Câu 32:

21/07/2024

Đàn lợn ở Trung du miền núi Bắc Bộ tăng nhanh chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguồn thức ăn là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển của ngành chăn nuôi. Đàn lợn của Trung du miền núi Bắc Bộ tăng nhanh trong những năm gần đây là nhờ vùng đã giải quyết tốt hơn lương thực cho con người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi Nhu cầu của thị trường lớn, nhất là nhu cầu của xuất khẩu (qua các cửa khẩu của các tỉnh trong vùng sang Trung Quốc), nhu cầu của các đô thị lớn ở ĐBSH. Chủ trương, chính sách của các tỉnh đẩy mạnh nuôi lợn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…

D đúng.

- A sai vì mặc dù dịch vụ về giống và thú y quan trọng để cải thiện chất lượng của đàn lợn, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến đàn lợn tăng nhanh ở vùng này. Việc phát triển các dịch vụ này thường diễn ra chậm rãi hơn so với yếu tố cơ sở thực phẩm cho người.

- B sai vì vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là vùng sản xuất lợn thô, không phải là vùng có sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp chế biến lợn. Do đó, công nghiệp chế biến không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng nhanh đàn lợn ở đây.

- C sai vì mặc dù phát triển hình thức chăn nuôi trang trại có thể là một yếu tố ảnh hưởng, nhưng nó không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến đàn lợn tăng nhanh ở vùng này. Chăn nuôi trang trại thường chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bằng và các vùng phát triển nông nghiệp công nghiệp.

 * Ngành chăn nuôi nước ta

SẢN LƯỢNG THỊT CÁC LOẠI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn)

- Tình hình: tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng vững chắc.

- Xu hướng: ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

- Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

+ Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao; Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng,…

Chăn nuôi lợn và gia cầm

- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.

- Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt.

Lợn được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, ven các đô thị lớn

Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

- Đàn trâu, đàn bò có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp


Câu 33:

20/07/2024

Hạn chế lớn nhất trong đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Hạn chế lớn nhất trong đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, điều này đã làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.


Câu 34:

21/08/2024

Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu là  phát triển công nghiệp, giải quyết nước tưới vào mùa khô.

Ở Tây Nguyên phát triển thủy năng kết hợp với thủy lợi có ý nghĩa rất lớn, không chỉ góp phần phát triển công nghiệp của vùng, nhất là khai thác, chế biến quặng boxit mà còn góp phẩn giải quyết nước tưới cho cây công nghiệp, nhất là vào mùa khô.

 Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện lớn với hệ thống sông suối dồi dào, độ dốc cao. Việc phát triển thủy điện giúp khai thác tiềm năng này, cung cấp nguồn điện dồi dào cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.

- Các đáp án khác không phải là lý do chủ yếu của việc Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Khai thác và chế biến lâm sản

a) Vai trò

- Tây Nguyên là “kho vàng xanh”, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ với 35% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

- Trong rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc,…

- Là môi trường sống của nhiều chim, thú quý: voi, bò tót, gấu,...

- Cân bằng sinh thái, giữ mực nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi,…

b) Hiện trạng

- Tài nguyên rừng bị suy giảm.

- Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, cháy rừng,…

- Hậu quả: mất lớp phủ thực vật, trữ lượng gỗ ít, nước ngầm hạ thấp, đe dọa môi trường sống của các loài động vật,…

c) Phương hướng

- Ngăn chặn nạn phá rừng.

- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

- Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.

- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

*. Khai thác thủy năng kết hợp thuỷ lợi

- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.

+ Hệ thống thủy điện trên sông Xê Xan: Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây krông.

+ Sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW); thủy điện Buôn Tua Srah (85MW),…

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đa Nhim (160MW), Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW),…

- Ý nghĩa

+ Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit.

+ Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

 


Câu 35:

22/07/2024

Việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu là

Xem đáp án

Công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ còn nhiều hạn chế, các yếu tố phát triển công nghiệp còn chưa hội tụ đày đủ, như thiếu vốn, thiếu cơ sở hạ tầng, nguyên liệu, năng lượng,… nên việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy hình thành khu công nghiệp và khu chế xuất từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp của vùng.


Câu 36:

22/07/2024

Cho biểu đồ về dân thành thị nước ta, giai đoạn 2009 - 2019

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

Xem đáp án

Căn cứ vào đơn vị ở 2 trục tung (triệu người và %) ta đễ dàng chọn được đáp án là số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta.


Câu 37:

20/07/2024

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc khác với vùng núi Trường Sơn Nam chủ yếu do tác động của 

Xem đáp án

Địa hình được tạo thành do tác động tổng thể của cả nội và ngoại lực, địa hình vùng Trường Sơn Bắc khác Trường Sơn Nam là do sự khác nhau về hoạt động nội và ngoại lực diễn ra ở mỗi vùng.


Câu 38:

29/07/2024

Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL chủ yếu nhằm mục đích khai thác hiệu quả các thế mạnh (nhất là các thế mạnh về tự nhiên), nâng cao vị thế của vùng, biến vùng trở thành vùng kinh tế quan trọng của đất nước

→ D đúng.

- Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL ngoài mục chính trên còn có các mục đích khác như:

+ Tăng cường quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và tài nguyên nước; bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

→ A sai.

+ Bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng ngập nước quan trọng; bảo vệ bờ biển, hạn chế gió, sóng biển. Từ đó góp phần giảm biển đổi khí hậu và bảo vệ diện tích rừng.

→ B sai.

+ Việc làm này không phân vùng lãnh thổ sản xuất.

→ C sai.

* Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu ở ĐBSCL

a) Thế mạnh

- Đất đai (3 nhóm đất chính)

+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.

+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

 Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.

- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.

- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…

b, Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...

- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.

- Định hướng

+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.

+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Giải SGK Địa lí 12 Bài 30: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long


Câu 39:

20/07/2024

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Đông Nam Bộ đã phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, nhất là ngành công nghiệp dầu khí. Việc phát triển công nghiệp dầu khí góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị, thúc đẩy chuyển dịch và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, từ đó nâng cao vị thế của vùng.


Bắt đầu thi ngay