25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 33)

  • 10215 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là

Xem đáp án

Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là làm ruộng bậc thang.

Đáp án: C.


Câu 2:

20/07/2024

Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống

Xem đáp án

Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống ngập lụt.

Đáp án: D


Câu 3:

22/07/2024

Ở Nam Bộ, ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh là

Xem đáp án

Ở Nam Bộ, ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh là dầu khí – điện – phân đạm từ khí.

Đáp án: A.


Câu 4:

21/07/2024

Các sản phẩm nào sau đây thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta?

Xem đáp án

Các sản phẩm thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta sữa, bơ.

Đáp án: C.


Câu 5:

20/07/2024

Đồng bằng Sông Cửu Long không có thế mạnh về

Xem đáp án

Đồng bằng Sông Cửu Long không có thế mạnh về  khai thác khoáng sản..

 Đáp án: D.


Câu 6:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Campuchia?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Quang Nam không giáp Campuchia.

Đáp án: C.


Câu 7:

20/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng ở các cửa sông của hệ thống sông nào?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng ở các cửa sông của hệ thống sông Sông Đà Rằng.  

Đáp án: C.


Câu 8:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Đáp án: D.


Câu 9:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao thấp nhất?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên có độ cao thấp nhất là Mơ Nông.

Đáp án: C.


Câu 10:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, cho biết nhóm đô thị nào có phân cấp đô thị theo thứ tự loại 1, 2, và 3?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, nhóm đô thị có phân cấp đô thị theo thứ tự loại 1, 2, và 3 là Đà Nẵng, Biên Hòa và Long Xuyên..

Đáp án: C.


Câu 11:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau.

Đáp án: B.


Câu 12:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây không có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người trên 50kg/người?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh Cần Thơ không có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người trên 50kg/người.

Đáp án: D.


Câu 13:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm nào sau đây không thuộc dải công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm CN Tân An không thuộc dải công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: B.


Câu 14:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có qui mô nhỏ?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có qui mô nhỏ là Qui Nhơn.

Đáp án: C.


Câu 15:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đường số 7 chạy qua tỉnh Nghệ An.

Đáp án: D.


Câu 16:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, vườn quốc nằm trên đảo là VQG Cát Bà.

 Đáp án: A.


Câu 17:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết loại khoáng sản nào sau đây được khai thác ở tỉnh Lào Cai?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, loại khoáng sản sau đây được khai thác ở tỉnh Lào Cai là  apatit.

Đáp án: C.


Câu 18:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  27, cho biết khu kinh tế ven biển Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, khu kinh tế ven biển Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đáp án: D.


Câu 19:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

Đáp án: B.


Câu 20:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  29, cho biết nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh Bình Phước. 

Đáp án: B.


Câu 23:

20/07/2024

Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn là nhờ

Xem đáp án

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. Nhờ có biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

Đáp án: B.


Câu 24:

20/07/2024

Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do

Xem đáp án

Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do vùng mới được khai thác gần đây (vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời).

Đáp án: B.


Câu 25:

22/07/2024

Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do

Xem đáp án

Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do hiệu quả, năng suất lao động xã hội thấp.

Đáp án: C.


Câu 26:

20/07/2024

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm

Xem đáp án

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường hiệu quả đầu tư. (SGK Địa Lí/T88)

Đáp án: A.


Câu 27:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Chăn nuôi lợn chủ yếu ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm (đồng bằng). Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay là tập trung nhiều nhất ở vùng núi..

Đáp án: D.


Câu 28:

19/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh? 

Xem đáp án

Nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện  nay phát triển nhanh là do thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước; nhu cầu của thị trường lớn kích thích hoạt động thủy sản nuôi trồng phát triển để cung ứng cho thị trường.

Đáp án: C.


Câu 29:

20/07/2024

Giao thông đường biển nước ta hiện nay

Xem đáp án

Giao thông đường biển nước ta hiện nay vận chuyển nhiều hàng xuất khẩu.

. Đáp án: B.


Câu 30:

22/07/2024

Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

Xem đáp án

Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vừa khai thác có hiệu quả nguồn hải sản, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, biển và thềm lục địa.

Đáp án: A.


Câu 31:

22/07/2024

Nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch chủ yếu do

Xem đáp án

Nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch chủ yếu do tài nguyên du lịch phong phú, nhu cầu của du khách tăng.

Đáp án: A.


Câu 32:

17/10/2024

Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra nhiều lợi nhuận.

+ Đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu: Đồng bằng sông Hồng là khu vực có mật độ dân số cao, nhu cầu lương thực và thực phẩm lớn. Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa giúp cung cấp thực phẩm cho thị trường trong nước và cả xuất khẩu, từ đó tăng nguồn thu nhập cho người dân.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Từ nền sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, khu vực này đã chuyển dần sang mô hình nông nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như lúa chất lượng cao, cây ăn quả, rau củ sạch, và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Để tối ưu hóa sản lượng và chất lượng sản phẩm, người nông dân ở Đồng bằng sông Hồng đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, như cơ giới hóa nông nghiệp, các phương pháp canh tác hiện đại, và hệ thống tưới tiêu tiên tiến. Điều này không chỉ nâng cao năng suất mà còn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Tạo việc làm và tăng thu nhập: Nông nghiệp hàng hóa giúp tạo việc làm ổn định cho nhiều người dân địa phương, đặc biệt là khi các mô hình hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp phát triển. Đồng thời, nó còn góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

Nhờ các yếu tố trên, nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng sông Hồng đã trở thành một trụ cột quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế khu vực, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Các hạn chế chủ yếu của vùng

- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1420 người/km2, gấp 4,9 lần mật độ cả nước (2019), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.

- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt,...) bị suy thoái.

- Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

2:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

a) Thực trạng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.

b) Các định hướng chính

- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).

+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

 

Câu 33:

20/07/2024

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu chủ yếu là do

Xem đáp án

Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do bờ biển có nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, thềm lục địa sâu ít bị sa bồi tiết kiệm chi phí nạo vét luồng lạch.

Đáp án: B.


Câu 34:

20/07/2024
Xem đáp án

Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất bazan giàu dinh dưỡng. Vùng đất badan màu mỡ phân bố tập trung trên các cao nguyên rộng lớn thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.  Mặt khác, điều kiện khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới ở Tây Nguyên như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.

 Đáp án: A.


Câu 35:

20/07/2024

Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò chủ yếu là

Xem đáp án

Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngoài ra rừng ở ĐBSCL (chủ yếu là rừng ngập mặn) có tác dụng ngăn chặn xâm nhập mặn, giảm tác động của sóng, bảo vệ đê điều, giữ đất, tránh sói lở đất đai, giữ nước ngầm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đáp án: A.


Câu 36:

22/07/2024

Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án

Biểu đồ cột thể hiện diện tích các loại cây trồng.(có thể sử dụng phương án loại trừ: cơ cấu => tròn, tốc độ tt => đường, sự chuyển dịch cơ cấu => miền)

Đáp án: A.


Câu 37:

07/10/2024

Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại với độ ẩm cao trên 80% và lượng mưa lớn (1500 -2000mm/năm) giúp thực vật phát triển xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn). Thảm thực vật đặc trưng của thiên nhiên nước ta là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.  

C đúng 

- A sai vì sự đa dạng thiên nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như địa hình, khí hậu, và hoạt động sinh học của các loài.

- B sai vì sự hình thành và phát triển của rừng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại đất, độ cao, và các yếu tố sinh thái khác.

- D sai vì quá trình này còn phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng đất, sự bảo vệ của con người, và các biện pháp phục hồi rừng được thực hiện.

Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng tích cực đến cảnh quan thiên nhiên của nước ta, dẫn đến sự hình thành thảm thực vật đa dạng và phong phú, với bốn mùa xanh tốt. Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm cho không khí, nhờ vào các luồng gió mùa. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng và rừng tự nhiên, từ rừng ngập mặn ở ven biển đến rừng nhiệt đới trên núi.

Sự phong phú về độ ẩm còn giúp duy trì các hệ sinh thái đa dạng, như các loài thực vật, động vật và vi sinh vật, góp phần vào sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Các khu vực như đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Nguyên cũng được hưởng lợi từ lượng ẩm này, tạo ra những cánh đồng màu mỡ, mang lại năng suất cao cho nông nghiệp.

Thêm vào đó, sự đa dạng của thảm thực vật không chỉ giúp cải thiện chất lượng đất mà còn bảo vệ đất khỏi xói mòn, duy trì nguồn nước và tạo ra môi trường sống cho nhiều loài động vật. Nhờ đó, cảnh quan thiên nhiên nước ta trở nên hấp dẫn và phong phú, góp phần quan trọng vào phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên.


Câu 38:

17/07/2024

Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là

Xem đáp án

Mục đích của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là cung cấp nguồn năng lượng lớn, đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Đáp án: A.


Câu 39:

15/09/2024

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các ngành kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các ngành kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.

Việc phát triển các ngành kinh tế biển ở Đông Nam Bộ, đặc biệt là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ..

- Các đáp án khác,không phải là Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các ngành kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.

→ C đúng.A,B, D sai.

* Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a) Công nghiệp

- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.

+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...

+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.

- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường.

b) Dịch vụ

- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.

- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...

- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.

c) Nông nghiệp

- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…

 Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.

- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…

- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.

- Giao thông vận tải biển.

- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sau của Đông Nam Bộ

 


Bắt đầu thi ngay