Câu hỏi:
12/08/2024 5,440Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là
A. trồng rừng lấy gỗ.
B. lập vườn quốc gia.
C. khai thác gỗ củi.
D. trồng rừng tre nứa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là lập vườn quốc gia.
Rừng đặc dụng ở nước là là: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,..Mở rộng diện tích rừng đặc dụng là mở rộng diện tích các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,…
B đúng
- A sai vì nó chủ yếu tập trung vào việc sản xuất gỗ, không nhằm bảo vệ và duy trì hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học như các khu rừng đặc dụng. Rừng đặc dụng cần được bảo vệ nguyên trạng để bảo tồn các loài và hệ sinh thái quý hiếm.
- C sai vì nó làm giảm diện tích và chất lượng của rừng, trái ngược với mục tiêu bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái rừng nguyên sinh trong các khu vực rừng đặc dụng. Mở rộng rừng đặc dụng yêu cầu bảo vệ và giữ gìn rừng nguyên trạng, không khai thác.
- D sai vì tre nứa thường được trồng với mục đích sản xuất và không cung cấp đầy đủ các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của rừng đặc dụng tự nhiên. Rừng đặc dụng yêu cầu bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài quý hiếm, không chỉ đơn thuần là trồng cây.
→ B đúng.A,C,D sai
Lập vườn quốc gia là một biện pháp quan trọng để mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta. Vườn quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đa dạng sinh học, và các loài động, thực vật quý hiếm. Bằng cách thiết lập các khu vực này, chúng ta có thể kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động khai thác, săn bắn, và chặt phá rừng, đồng thời cung cấp điều kiện sống ổn định cho các loài sinh vật. Ngoài ra, các vườn quốc gia còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và giáo dục về bảo tồn thiên nhiên, cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững. Các biện pháp này giúp bảo vệ và duy trì giá trị môi trường và sinh học của rừng đặc dụng.
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
a) Tài nguyên rừng
* Hiện trạng
Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.
- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.
* Nguyên nhân
- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…
- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…
* Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
* Ý nghĩa
- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…
- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…
b) Đa dạng sinh học
* Hiện trạng
- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.
* Nguyên nhân
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.
- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.
- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).
* Biện pháp
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khai thác sét, cao lanh ở nơi nào sau đây?
Câu 4:
Sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của
Câu 6:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2019 (Đơn vị: triệu người)
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Ma-lai-xi-a |
Phi-lip-pin |
Thái Lan |
Tổng số dân |
268,4 |
32,0 |
108,0 |
66,4 |
Dân số thành thị |
148,4 |
24,3 |
50,7 |
33,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết nước nào có tỉ lệ dân thành thị là 47% là nước nào sau đây?
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản của nước ta?
Câu 9:
Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là
Câu 11:
Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015?
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết hồ Kẻ Gỗ thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết vùng nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng trên 50% ?
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 4 -5, cho đảo Cù Lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 15:
Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là