Giải Hóa 11 Bài 26: Xicloankan

Lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 26: Xicloankan chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa 11 Bài 26. Mời các bạn đón xem:

1 850 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải Hóa 11 Bài 26: Xicloankan

Video giải Hóa 11 Bài 26: Xicloankan

Bài 1 trang 120 Hóa 11: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.

B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.

C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng.

D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.

Lời giải:

- Đáp án D

Một số xicloankan (như xiclopropan, xiclobutan…) cho phản ứng cộng mở vòng

 

Bài 2 trang 120 Hóa 11: Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau đây?

A. Màu dung dịch không đổi.

B. Màu dung dịch đậm lên.

C. Màu dung dịch bị nhạt dần.

D. Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ.

Lời giải:

- Đáp án C

- Vì xiclopropan có phản ứng cộng với Br2 nên màu dung dịch Br2 nhạt dần

Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau đây (ảnh 1)+ Br2 → BrCH2 – CH2 – CH2Br

Bài 3 trang 121 Hóa 11: Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:

a. Sục khí xiclopropan vào trong dung dịch brom.

b. Dẫn hỗn hợp xiclopropan, xiclopentan và hiđro đi vào trong ống có bột niken, nung nóng.

c. Đun nóng xiclohexan với brom theo tỉ lệ 1:1.

Lời giải:

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi: Sục khí xiclopropan vào trong dung dịch brom (ảnh 1) + Br2 → BrCH2 – CH2 – CH2Br

b) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi: Sục khí xiclopropan vào trong dung dịch brom (ảnh 1) + H2  CH3 – CH2 – CH3

Xiclopentan (vòng 5 cạnh) không phản ứng với H2 (Ni, to).

c) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi: Sục khí xiclopropan vào trong dung dịch brom (ảnh 1)

Bài 4 trang 121 Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan đựng trong các bình riêng biệt.

Lời giải:

Cho hai khí không màu đó lần lượt tác dụng với dung dịch nước brom, khí nào dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là xiclopropan, khí nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là propan

Phương trình hóa học:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan (ảnh 1)+ Br2 → BrCH2 – CH2 – CH2Br

CH3 – CH2 – CH3 + Br2 (dd) → không phản ứng

Bài 5 trang 121 Hóa 11: Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,0. Lập công thức phân tử của X. Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) minh họa tính chất hóa học của X, biết rằng X tác dụng với H2 (xúc tác Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm.

Lời giải:

Gọi CTPT của xicloankan đơn vòng X cần tìm là C2H2n (n ≥ 3)

MCnH2n=2.MN2 = 2.28 = 56

⇒ 14n = 56 ⇒ n = 4

⇒ Công thức phân tử của X là C4H8

Vì X tác dụng với H2 (xúc tác Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm nên CTCT của X là: 

PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của X là:

Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,0. Lập công thức phân tử của X (ảnh 1)

Bài giảng Hóa 11 Bài 26: Xicloankan

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan

Bài 28: Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Bài 29: Anken

Bài 30: Ankađien

Bài 31: Luyện tập anken và ankađien

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Xicloankan

Trắc nghiệm Xicloankan có đáp án

1 850 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: