Giải Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa 11 Bài 23. Mời các bạn đón xem:

1 880 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Video giải Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Bài 1 trang 105 Hóa 11: Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ

Lời giải:

Định nghĩa phản ứng thế: Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Thí dụ:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

CH3-CH3 + Clas CH3-CH2Cl

Định nghĩa phản ứng cộng: Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất hữu cơ.

Thí dụ:

CH2=CH2 + HCl → CH3-CH2-Cl

CH2=CH2 + H2H+ CH3-CH2-OH

Định nghĩa phản ứng tách: Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

CH3-CH2-CH2-OHH2SO4dac,  170°C CH2=CH-CH3 + H2O

Bài 2 trang 105 Hóa 11: Cho phương trình hoá học của các phản ứng:

a) C2H6 + Br2 asC2H5Br2 + HBr

b) C2H4 + Br2 → C2H4Br

c) C2H5OH + HBr t°,  xt C2H5Br + H2O

d) C6H14 t°,  xt C3H6 + C3H8

e) C6H12 + H2 t° C6H14

g) C6H14t°,  xtC4H8 + C4H8

1- Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g

2 - Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c

C. d, e, g

D. b, e

3 - Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng

A. d, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g

Lời giải:

1) Đáp án B

Phản ứng thế (trong hóa học hữu cơ) là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

2) Đáp án D

Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với các phân tử khác tạo thành hợp chất mới.

3) Đáp án A

Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay  nhiều nguyên tử bị tách ra trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Bài 3 trang 105 Hóa 11: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (ảnh 1)

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

Lời giải:

(1) CHCH  + H2 Pd/PdCO3 CH2=CH  (phản ứng cộng)

(2) CH2=CH2 + H2OH+,t° CH3CH2OH  (phản ứng cộng)

(3) CH3CH2OH + HBr H2SO4 CH3-CH2Br + H2O (phản ứng thế)

(4) CHCH C,  600°C Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (ảnh 2) (phản ứng cộng)

(5)  Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (ảnh 3)  + Br2 Fe  Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (ảnh 4) + HBr (phản ứng thế)

Bài 4 trang 105 Hóa 11: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Lời giải:

Đáp án B

Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực (chủ yếu là liên kết cộng hóa trị) nên khó bị phân cắt.

Do các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt dẫn tới việc tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Bài giảng Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 24: Luyện tập hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

Bài 25: Ankan

Bài 26: Xicloankan

Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan

Bài 28: Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Phản ứng hữu cơ

Trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ có đáp án

1 880 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: