Giải Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 31 trang 44, 45, 46, 47

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 31 trang 44, 45, 46, 47 hay, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31.

1 5,669 09/05/2022


Mục lục Giải Tiếng Việt lớp 2 (Buổi học thứ 2) Tuần 31

Tiết 1

1. (trang 44 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Đọc

Việt Nam quê hương ta

(Trích)

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gườm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Nguyễn Đình Thi)

Trả lời:

Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu, …

2. (trang 45 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào Giải Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tập 2 Tiết 1 – Kết nối tri thức (ảnh 1).

a. Nước ta có đồng ruộng bao la, có dãy núi Trường Sơn hùng vĩ

 

b. Cuộc sống của người Việt Nam bao đời đều ấm no, hạnh phúc

 

c. Người Việt Nam bao đời vất vả, lam lũ

 

d. Việt Nam có nhiều anh hùng

 

e. Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh

 

g. Người Việt Nam đã kiên cường chiến thắng nhiều kẻ thù

 

 

Trả lời:

a. Nước ta có đồng ruộng bao la, có dãy núi Trường Sơn hùng vĩ

Đ

b. Cuộc sống của người Việt Nam bao đời đều ấm no, hạnh phúc

S

c. Người Việt Nam bao đời vất vả, lam lũ

Đ

d. Việt Nam có nhiều anh hùng

Đ

e. Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh

Đ

g. Người Việt Nam đã kiên cường chiến thắng nhiều kẻ thù

Đ

 

3. (trang 45 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Những từ ngữ nào cho thấy con người Việt Nam vất vả từ nhiều đời?

Trả lời:

Chịu nhiều đau thương, vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

4. (trang 45 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Câu thơ nào cho thấy con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình.

Trả lời

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Tiết 2

1. (trang 46 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Tìm trong bài đọc Việt Nam quê hương ta những từ ngữ nói về con người Việt Nam.

Vất vả in sâu,….

Trả lời:

Áo nâu nhuộm bùn, chìm trong máu lửa, vùng đứng lên, đạp quân thù, hiền như xưa.

2. (trang 46 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Viết câu với các từ ngữ đã cho.

M: Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn, hùng vĩ

Trường Sơn và Hoàng Liên Sơn là hai dãy núi hùng vĩ.

a. Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, thẳng cánh cò bay

b. Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc.

Trả lời:

a. Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, thẳng cánh cò bay

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam bộ rộng thẳng cánh cò bay.

b. Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc.

Nguyễn Trãi và Nguyễn Huệ là hai anh hùng dân tộc.

3. (trang 46 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Dùng từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

(giấc ngủ, con gái, mát rượi, reo)

Dừa ơi

                                  Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

                                  Dừa ru tôi….tuổi thơ

                                  Cứ mỗi chiều nghe dừa….trước gió

                                  Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?

                                  Nội nói: Lúc nội còn….

                                  Đã thấy dừa….trước sân

(Lê Anh Xuân)

Trả lời:

                                  Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

                                  Dừa ru tôi giấc tuổi thơ

                                  Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió

                                  Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?

                                  Nội nói: Lúc nội còn con gái

                                  Đã thấy dừa mát rượi trước sân

Tiết 3

1. (trang 46 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Viết lại các tên riêng dưới đây cho đúng.

- nguyễn thành, hoàng công Nam, Đỗ thị Tuyết, Lê Văn quyết, Thái thị Lan Anh

- ngô quyền, lê lợi, lý thường kiệt, Trần quốc Tuấn

Nguyễn Thành,….

Trả lời:

- Nguyễn Thành, Hoàng Công Nam, Đỗ Thị Tuyết, Lê Văn Quyết, Thái Thị Lan Anh

- Ngô quyền, Lê Lợi, Lý Thường kiệt, Trần Quốc Tuấn

2. (trang 46 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Điền vào chỗ trống:

a. iu hoặc ưu

Phiêu l….

Tr..`… mến

Khẳng kh….

M…. mẹo

b. im hoặc iêm

K…´… mồi

Cái k…´…

Trái t….

Quả hồng x…..

Trả lời:

a. iu hoặc ưu

Phiêu lưu

Trìu mến

Khẳng khiu

Mưu mẹo

b. im hoặc iêm

Kiếm mồi

Cái kiếm

Trái tim

Quả hồng xiêm

3. (trang 46 – 47 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Đọc câu chuyện sau và viết câu trả lời cho các câu hỏi ở dưới:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Hè năm 1960, Bác Hồ ra cánh đồng thôn Thái Bình, xã Vạn Thắng, huyện Ứng Hòa thăm bà con nông dân đang chống hạn.

Mới 10 giờ mà nắng như đổ lửa. Bác mặc quần áo gụ, đi dép cao su, quần xắn trên đầu gối, khăn vắt vai, tay chống gậy, đi ra chỗ bà con đang tát nước. Bác bước đi thoăn thoắt như một lão nông. Đến đầu con mương, ông chủ tịch tỉnh thấy mương khó đi, vội chạy lên mời Bác đi đường chính. Nhưng Bác xua tay và đi vào đường mương để đến chỗ bà con đuộc nhanh. Đến một chỗ bờ mương bị xẻ ra chừng một mét rưỡi, ông chủ tịch lại chạy vội lên. Chưa kịp gì thì Bác nhảy phắt sang bên kia.

Thấy Bác đến, bà con đổ xô lại, vây quanh Bác. Bác nói:

- Thuở nhỏ, tôi đã sống với làng xóm làm nông nghiệp, tôi hiểu nỗi cơ cực của bà con khi trời hạn hán. Bà con cần đoàn kết để cùng nhau chống hạn cứu lúa.

Bà con hỏi Bác đủ thứ chuyện, Bác đều trả lời thân mật, dễ hiểu. Lúc chia tay, Bác đọc hai câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

(Theo Chuyện kể về Bác Hồ)

a. Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng và hoạt động của Bác Hồ.

M: quần áo dụ,..

b. Các từ ngữ tìm được ở trên cho thấy Bác Hồ là người như thế nào?

c. Việc Bác Hồ đọc hai câu ca dao lúc chia tay nói lên điều gì?

Trả lời:

a. Những từ ngữ miêu tả hình dáng và hoạt động của Bác Hồ: dép cao su, quần xắn trên đầu gối, khăn vắt vai, chân chống gậy, thoăn thoắt, xua tay, nhảy phắt.

b. Các từ ngữ tìm được ở trên cho thấy Bác Hồ là người giản dị, khiêm tốn, chân thành, gần gũi, thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương bà con nông dân.

c. Việc Bác Hồ đọc hai câu ca dao lúc chia tay nói lên sự đồng cảm, thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân để tạo ra hạt lúa. Cũng là lời nhắc nhở mỗi người cần biết quý trọng hạt gạo.

4. (trang 47 Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai): Qua câu chuyện trên, viết 4 – 5 câu về Bác Hồ.

Trả lời:

Bác Hồ kính yêu là người vô cùng giản dị, mộc mạc, luôn yêu thương và suy nghĩ cho người dân. Bác là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo. Bởi vậy em sẽ cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan bác Hồ.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Tuần 30

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35

1 5,669 09/05/2022