Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng

Trả lời Yêu cầu trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 623 25/10/2022


Giải Soạn văn 10 - Cánh diều: Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Yêu cầu (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.

- Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.

- Khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn, em cần chú ý:

+ Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?

+ Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?

+ Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?

- Đọc trước văn bản Kiêu binh nổi loạn và tìm hiểu thêm thông tin về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn dưới đây thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

Trả lời:

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.

- Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.

- Khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn, em cần chú ý:

+ Đoạn trích có những nhân vật: Dự Vũ, đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh, Quận Huy. Sự kiện nào nổi bật: kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy, phế Trịnh cán và lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử và vừa có tính hư cấu.

+ Đề tài: một cuộc nổi loạn của binh lính. Chủ đề: phản ánh sự sụp đổ triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi loạn. Những hình thức nghệ thuật đặc sắc: sử dụng ngôi kể thứ ba, những tư liệu được trình bày hết sức cụ thể, tỉ mỉ, bút pháp tả thực.

+ Nội dung đoạn trích mang lại cho em biết về sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Người kể chuyện là ai...

Câu 2 trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp...

Câu 3 trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp...

Câu 4 trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Ai là người kể chuyện về nhân vật...

Câu 5 trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chú ý lời nói, thái độ và hành động của...

Câu 6 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Khí thế của kiêu binh được miêu tả...

Câu 7 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chú ý hành động và thái độ của...

Câu 8 trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của...

Câu 9 trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Những hình ảnh so sánh trong lời kể...

Câu 10 trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ...

Câu 11 trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực...

Câu 1 trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Hãy nêu những sự kiện chính trong văn bản...

Câu 2 trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Tìm những chi tiết miêu tả hành động...

Câu 3 trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy...

Câu 4 trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt...

Câu 5 trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá...

Câu 6 trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm...

1 623 25/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: