Công thức Lewis của CO2 (carbon dioxide) theo chương trình mới
Vietjack.me giới thiệu đến bạn Công thức Lewis của CO2 (carbon dioxide) theo chương trình mới giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Hóa hơn.
Công thức Lewis của CO2 (carbon dioxide) theo chương trình mới
1. Công thức Lewis của CO2
a) Cách 1: Viết công thức Lewis dựa vào công thức electron
Từ công thức electron, thay 1 cặp electron dùng chung bằng 1 gạch nối giữa hai nguyên tử ta được công thức Lewis
Từ công thức electron của CO2 ta thấy mỗi nguyên tử O liên kết với nguyên tử C bằng 2 cặp electron, ta thay 2 cặp electron này bằng hai gạch nối “=”. Ta được công thức Lewis của CO2 là:
b) Cách 2: Viết công thức Lewis dựa vào quy tắc
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử
Carbon có 4 electron hóa trị, oxygen có 6 electron hóa trị. Trong phân tử CO2 có 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
Vậy tổng số electron hóa trị = 4 + 6.2 = 16 electron.
Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử xung quanh qua các liên kết đơn.
Trong phân tử CO2, C có độ âm điện nhỏ hơn (mặt khác nguyên tử C cần 4 electron để đạt octet, nguyên tử O cần 2 electron hóa trị để đạt octet). Vì vậy, C là nguyên tử trung tâm, còn các nguyên tử O được xếp xung quanh:
O – C – O (1)
Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.
Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 16 – 2.2 = 12
Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ.
Trong công thức (1), xung quanh mỗi nguyên tử O mới có 2 electron nên cần phải bổ sung 6 electron vào mỗi nguyên tử này. Ta được công thức (2)
Số electron hóa trị còn lại: 12 – 6.2 = 0
Nguyên tử trung tâm C có 4 electron hóa trị, chưa đạt octet.
Bước 4: Chuyển cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử xung quanh thành electron liên kết sao cho nguyên tử trung tâm thỏa mãn quy tắc octet.
- Vì C chưa đạt octet, cần chuyển một cặp electron của mỗi nguyên tử oxygen thành cặp electron chung giữa C và O để C đạt octet.
- Công thức Lewis của phân tử CO2 thu được là:
- Nhận xét:
+ Liên kết C=O phân cực về phía nguyên tử O.
+ Phân tử CO2 không có cực, mặc dù liên kết C=O trong phân tử là liên kết có cực. Do phân tử này có dạng thẳng, hai liên kết C=O lại có chiều ngược nhau nên triệt tiêu lẫn nhau khi xét cho cả phân tử.
2. Công thức electron của CO2
- Sự tạo thành phân tử CO2:
Nguyên tử carbon (C) có cấu hình electron là 1s22s22p2, nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p4. Để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất, nguyên tử C cần 4 electron, nguyên tử O cần 2 electron. Trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron với nguyên tử C tạo thành 2 cặp electron dùng chung.
- Công thức electron của CO2 là:
- Nhận xét: Từ công thức electron ta thấy:
+ Phân tử CO2 có 4 cặp electron dùng chung. Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử O (nguyên tử có độ âm điện lớn hơn).
+ Trong phân tử CO2 có 4 cặp electron riêng của nguyên tử O.
3. Công thức cấu tạo của CO2
Từ công thức Lewis, ta loại bỏ đi các electron tự do (electron không tham gia liên kết) thu được công thức cấu tạo.
- Công thức cấu tạo của CO2 là:
- Nhận xét:
+ Trong phân tử CO2 có 2 liên kết đôi (trong mỗi liên kết đôi có một liên kết σ và một liên kết π).
+ Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.
4. Bài tập mở rộng về CO2
Câu 1. Trong phân tử CO2, giữa nguyên tử carbon và mỗi nguyên tử oxygen có bao nhiêu cặp electron dùng chung?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Công thức electron của CO2 là
⇒ Trong phân tử CO2, giữa nguyên tử carbon và mỗi nguyên tử oxygen có 4 cặp electron dùng chung.
Câu 2: Phân tử CO2 có cấu trúc?
A. Thẳng
B. Góc
C. Tứ diện đều
D. Tam giác phẳng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Phân tử CO2 có cấu trúc thẳng do hai liên kết đôi C=O phân bố thẳng hàng với nguyên tử C.
Câu 3. CO2 không phản ứng với chất nào dưới đây?
A. C.
B. CO.
C. NaOH.
D. CaO.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thu được hiện tượng là
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt.
C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh.
D. Không xảy ra hiện tượng gì.
Đáp án B
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
CaCO3 ↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Tham khảo các loạt bài Hóa học khác:
Công thức Lewis của Cl2 theo chương trình mới
Công thức Lewis của H2 (Hydrogen) theo chương trình mới
Công thức Lewis của O2 (Oxygen) theo chương trình mới
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)