Chủ đề 6: Ôn tập chương Cân bằng hoá học | Chuyên đề dạy thêm Hoá học 11

Tài liệu Chủ đề 6: Ôn tập chương Cân bằng hoá học gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Hoá học lớp 11.

1 271 21/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phần I. Đề bài

DẠNG 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1: Viết biểu thức hằng số cân bằng cho các phản ứng sau:

a) Phản ứng điều chế ester: CH3COOH(l) + C2H5OH(l)CH3COOC2H5(l) + H2O(l)

b) Phản ứng hình thành thạch nhũ: Ca(HCO3)2(aq) CaCO3(s) +CO2(aq)+ H2O(l)

c) Phản ứng điều chế SO3: 2SO2(g) +O2(g)2SO3(g)

d) Phản ứng điều chế HI: H2(g) + I2(g)2HI(g)

Câu 2: Khi tổng hợp NH3 từ N2 và H2 thấy rằng nồng độ ở trạng thái cân bằng của N2 là 0,02M; của H2 là 2M và của NH3 là 0,6M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.

Câu 3: Trong một bình kín, nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4M và 2M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng: 2SO2(g) +O2(g)2SO3(g) , biết rằng khi đạt trạng thái cân bằng đã có 80% SO2 đã phản ứng.

Câu 4: Trong một bình kín, nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4M và aM. Phản ứng: 2SO2(g) +O2(g)2SO3(g) có hằng số cân bằng là 40, biết rằng khi đạt trạng thái cân bằng đã có 90% SO2 đã phản ứng. Tính giá trị của a.

Câu 5: Cho biết phản ứng sau: CO (g) + H2O (g) ⇌ CO2 (g) + H2 (g)

Ở 700oC hằng số cân bằng KC của phản ứng là 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu có 0,400 mol H2O và 0,200 mol CO trong bình kín dung tích 10 lít ở 700oC.

Câu 6: Cho vào bình kín (dung dịch 1 L) 1 mol H2 và 1 mol I2, sau đó thực hiện phản ứng ở 350oC – 500oC theo phương trình hóa học sau: H2(g) + I2(g)3500c-5000c, Pt2HI(g)

Ở trạng thái cân bằng có sự tạo thành 1,56 mol HI. Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.

Câu 7: Bromine chloride phân hủy tạo thành bromine và chlorine theo phương trình hóa học sau: 2BrCl(g)Br2(g) + Cl2(g) .

Ở nhiệt độ xác định, hằng số cân bằng của phản ứng trên có giá trị 11,1. Giả sử BrCl được cho vào vào bình kín có dung tích 1 L. Kết quả phân tích cho biết hỗn hợp phản ứng ở trạng thái cân bằng có 4 mol Cl2. Tính nồng độ mol của BrCl ở trạng thái cân bằng.

Câu 8: Iodine bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau: I2 (g)⇌ 2I (g)

Ở 727oC hằng số cân bằng của phản ứng KC = 3,80.10‑5. Cho 0,2 mol I2 vào một bình kín dung tích 5 lít ở 727oC. Tính nồng độ của I2 và I ở trạng thái cân bằng.

Câu 9: Cho 0,8 mol SO2 và a mol O2 vào một bình dung tích 2 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,6 mol, hằng số cân bằng là 20. Tính giá trị của a.

Câu 10: Khi đung nóng 0,5 mol HI trong một bình kín 2 lít, xảy ra phản ứng sau: 2HI (g)⇌ H2 (g) + I2 (g). Ở một nhiệt độ T, hằng số KC của phản ứng trên là 164 . Hãy tính nồng độ HI khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng.

DẠNG 2. CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 11: Sulfur trioxide được tạo thành bằng cách oxi hóa sulfur dioxide bằng oxygen hoặc lượng dư không khí ở nhiệt độ 450oC – 500oC, chất xúc tác vanadium (V) oxide (V2O5) theo phương trình hóa học: 2SO2(g) +O2(g)2SO3(g) rH = -198,4 kJ.

Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi:

a) Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng?

b) Tăng nồng độ của khí SO2?

c) Tăng nồng độ của khí O2?

Câu 12: Cho phản ứng: N2 (g)+ 3H2(g)     to,xt,p2NH3(g); H < 0

Hoàn thành bảng sau:

Yếu tố bên ngoài

Cân bằng chuyển dịch theo chiều

Yếu tố bên ngoài

Cân bằng chuyển dịch theo chiều

Tăng nhiệt độ

Giảm nồng độ NH3

Giảm nhiệt độ

Tăng nồng độ NH3

Tăng nồng độ N2

Tăng nồng độ H2

Giảm nồng độ H2

Giảm nồng độ H2

Tăng áp suất

Giảm áp suất

Câu 13: Cho các cân bằng sau:

a)2SO2(g) +O2(g)2SO3(g)

b)CO(g) +H2O(g) H2(g) +CO2(g)

c)PCl5(g)Cl2(g) + PCl3(g)

d)H2(g) + I2(g)2HI(g)

Nếu giảm áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.

DẠNG 3: CHẤT ĐIỆN LI, NỒNG ĐỘ ION

Câu 14: Viết các phương trình điện li (nếu có):

STT

Chất

Phương trình điện li

1

HNO3

2

CH3COOH

3

H2CO3

4

KOH

5

Ba(OH)2

6

NH3+H2O

7

KHSO3

8

Na2CO3

9

NaHSO4

10

Fe2(SO4)3

Câu 15: Tính nồng độ mol/L của các ion trong dung dịch

1

2 lít dung dịch có hòa tan 12 gam NaOH

2

0,5 lít dung dịch có hoàn tan 0,1 mol FeCl3

3

Trộn 200 mL dung dịch NaOH 0,3M với 300mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M

4

Trộn 100mL dung dịch NaCl 0,2M với 150mL dung dịch MgCl2 0,4M

5

Trộn 200mL dung dịch HCl 0,5M với 300mL dung dịch H2SO4 0,4M

6

Trộn 500mL nước có hòa tan 12 gam NaOH với 300mL nước có hòa tan 11,2 gam KOH.

DẠNG 4: PHƯƠNG TRÌNH THỦY PHÂN CỦA MUỐI

Câu 16: Viết phương trình thủy phân (nếu có), xác định môi trường của dung dịch muối.

STT

Muối

Phương trình thủy phân

Môi trường

1

Fe(NO3)2

2

K2SO3

3

FeSO4

4

NH4NO3

5

CH3COOK

6

Al2(SO4)3

7

K2S

8

Ba(NO3)2

9

Na2S

10

NH4Cl

DẠNG 5. TÍNH pH của một dung dịch

Câu 17: Hoàn thành bảng sau:

STT

Dung dịch X

Nồng độ ion H+

pH

1

HCl 0,001M

2

H2SO4 0,005M

3

Dung dịch X gồm HCl 0,05M và H2SO4 0,025M

4

Dung dịch X gồm HNO3 0,007M và HCl 0,003M

5

Dung dịch X gồm H2SO4 0,04M và HCl 0,02M

6

NaOH 0,0001M

7

Ba(OH)2 0,0005M

8

Dung dịch X gồm KOH 0,006M và Ba(OH)2 0,002M

9

Dung dịch X gồm NaOH 0,004M và KOH 0,006M

10

Dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,01M và NaOH 0,08M

Câu 18: Tính pH của dung dịch thu được:

STT

Trộn 2 dung dịch

Tính pH của dung dịch thu được

1

Trộn 200 mL dung dịch X gồm NaOH 0,2M và KOH 0,1M với 200 mL dung dịch H2SO4 0,25M thu được dung dịch Z.

2

Trộn 200 mL dung dịch NaOH 0,4M với 300 mL dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X

3

Trộn 100 mL dung dịch NaOH 0,01M với 100 mL dung dịch X gồm HCl 0,01M và H2SO4 0,01M thu được dung dịch X

4

Trộn 100 mL dung dịch HCl 0,03M với 100 mL dung dịch X gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,006M

5

Trộn 200 mL dung dịch X gồm HCl 0,015M và H2SO4 0,01M với 300 mL dung dịch Y gồm NaOH 0,01M và KOH 0,015M

Câu 19: Xác định dung dịch được pha loãng hay cô đặc bao nhiêu lần và thể tích nước cần thêm để pha loãng.

STT

Pha loãng dung dịch

Thể tích dung dịch sau pha loãng (hay cô đặc) và thể tích nước cần thêm (bớt).

1

Cho dung dịch HCl có pH = 3 (dung dịch C). Pha loãng hay cô đặc dung dịch X bao nhiêu lần để được dung dịch HCl có pH = 4.

2

Cho dung dịch HCl có pH = 4 (dung dịch X). Cần pha loãng hay cô đặc dung dịch X bao nhiêu lần để được dung dịch HCl có pH = 2.

3

Cho dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch A). Cần pha loãng hay cô đặc dung dịch A bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 11.

4

Cho dung dịch NaOH có pH = 11 (dung dịch B). Cần pha loãng hay cô đặc dung dịch B bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 12.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Hoá học 11 các chủ đề hay, chi tiết khác:

1 271 21/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: