Chủ đề 1: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ | Chuyên đề dạy thêm Hoá học 11

Tài liệu Chủ đề 1: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Hoá học lớp 11.

1 285 21/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

I. HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

1) Khái niệm

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối carbonate (CO32-), cyanide (CN-), carbide (Al4C3, CaC2,.),.

- Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2) Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

a) Thành phần nguyên tố

- Nhất thiết phải có nguyên tố carbon; thường có hydrogen, oxygen, nitrogen; ít gặp hơn là phosphorus, các nguyên tố halogen, sulfur.

b) Đặc điểm cấu tạo

- Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

- Nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon ở dạng mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh, mạch vòng…

- Nguyên tử carbon có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

c) Tính chất vật lí

- Đa số các hợp chất hữu cơ ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ.

- Một số dung môi hữu cơ thông dụng hexane, acetone, ethanol, chloroform, …

- Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).

d) Tính chất hóa học

- Phản ứng hóa học giữa các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo thành hỗn hợp các sản phẩm.

- Các hợp chất hữu cơ thường kém bền nhiệt và dễ cháy.

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

II. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

- Gồm 2 loại: Hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon

+ Hydrocarbon: tạo thành từ 2 nguyên tố carbon (C) và hydrogen (H).

Một số hydrocarbon tiêu biểu:

Alkane

Alkene

Alkyne

Arene

CH4

CH2=CH2

CH≡CH

C6H6

+ Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác thì thu được dẫn xuất hydrocarbon.

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

III. NHÓM CHỨC, PHỔ HỒNG NGOẠI

1) Nhóm chức và gốc hydrocacbon

- Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.

Ví dụ: H3C-O-CH3 và C2H5OH có cùng công thức phân tử là C2H6O, nhưng có tính chất hóa học khác nhau.

2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2;

H3C-O-CH3 + Na không phản ứng

Trong đó: C2H5-, CH3- gọi là gốc hydrocarbon, -OH, -O- gọi là nhóm chức.

- Gốc hydrocacbon: thường kí hiệu là R, ví dụ phân tử CH3-CH3 khi mất đi 1H sẽ tạo ra gốc R là CH3-CH2-; nếu mất 2H sẽ tạo gốc -CH2-CH- hoặc Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

2) Phổ hồng ngoại và nhóm chức

- Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) là phép đo bức xạ hồng ngoại với vật chất. Trên phổ hồng ngoại có các tín hiệu (peak) của cực đại hấp thụ (hoặc cực tiểu truyền qua) ứng với những dao động đặc trưng của nhóm nguyên tử.

- Trên phổ hồng ngoại, trục tung biểu diễn độ truyền qua (hoặc độ hấp thụ theo %), trục hoành biểu diễn số sóng (cm-1) của các bức xạ trong vùng hồng ngoại.

- Dựa vào tín hiệu (peak) của cực đại hấp thụ (hoặc cực tiểu truyền qua) có thể dự đoán được sự có mặt của các nhóm chức trong hợp chất nghiên cứu.

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Ví dụ: Trên phổ IR của butanal (CH3-CH2-CH2-CHO) ở hình 3.2 có các tín hiệu đặc trưng của nhóm -CHO: tín hiệu ở 1731 cm-1 là tín hiệu đặc trưng của liên kết C = O; các tín hiệu ở 2827 cm-1 và 2725 cm-1 là các tín hiệu đặc trưng của liên kết C – H trong nhóm -CHO.

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

A. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN

BÀI TẬP VỀ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

Câu 1: Điền dấu “x” để hoàn thành bảng sau:

STT

Phân tử

Hợp chất

vô cơ

Hợp chất

Hữu cơ

STT

Phân tử

Hợp chất

vô cơ

Hợp chất

Hữu cơ

1

NaCl

11

CH4

2

CO2

12

CH3Cl

3

CaC2

13

CCl4

4

C2H5OH

14

CaCO3

5

CH3COOH

15

CO

6

C12H22O11

16

C6H12O6

7

H2CO3

17

C2H4O2

8

CH3COONa

18

CH5N

9

Al4C3

19

C3H7NO2

10

NaHCO3

20

C6H5ONa

Câu 2: Tích dấu “x” hoặc ghi rõ nhóm chức (tên nhóm chức) nếu có để hoàn thành bảng sau:

STT

Phân tử

Hydrocarbon

Dẫn xuất hydrocacbon

Hợp chất

vô cơ

Nhóm chức

Tên nhóm chức

1

HCl

2

Na2CO3

3

CH4

4

C2H5OH

5

CH3COOH

6

C2H5CHO

7

Ca(HCO3)2

8

CH3-CO-C2H5

9

CH3COOC2H5

10

C2H4

Câu 3: Phân loại các hợp chất sau thành hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ: CO2, CCl4, NaHCO3, NaCN, CH4, CH3OH, HCOOH, CS2, Al4C3.

Câu 4: Phân loại các hợp chất sau thành hydrocarbon và dẫn xuất: CH4, CCl4, CH3OH, HCOOH, C2H2, C8H18, CH3NH2.

Câu 5: Cho các chất sau: Na2CO3, BaCl2, MgSO4, CH3COONa, C2H5Br, CaO, CHCl3, HCOOH. Xác định chất nào là hợp chất hữu cơ, chất nào là hợp chất vô cơ trong các chất trên.

Câu 6: Cho các hợp chất hữu cơ sau: CH3COONa, C2H5Br, C2H6, CHCl3, HCOOH, C6H6. Cho biết chất nào là hydrocarbon, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon.

Câu 7: Chỉ ra các nhóm chức trong các chất hữu cơ sau:

(1) C2H5-O-C2H5; (2) C6H5-NH2; (3) C2H5-CHO; (4) C2H5-COOH; (5) CH3-CO-CH2-CH3;

(6) CH3OH; (7) CH3COOC2H5

Câu 8: Cho các hợp chât sau: (1) CaCl2; (2) CH2 = CH - Cl; (3) C6H5 - CHO; (4) CaC2; (5) Al(OH)3; (6) CuSO4; (7) Ba(NO3)2. Hợp chất nào là chất hữu cơ, hợp chất nào là chất vô cơ?

Câu 9: Cho các chất H2O, LiF, C2H6 và các giá trị nhiệt độ sôi -88,5 oC, 100 oC và 1 676 oC. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó.

Câu 10: Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O):

C2H6O(l) + 3O2(g) to 2CO2(g) + 3H2O(g) rH2980= -1 300 kJ

Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không.

Câu 11: Cho các hợp chất: C3H6 (1), C7H6O2 (2), CCl4 (3), C8H18 (4), C6H5N (5) và C4H4S (6). Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hydrocarbon, hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon?

BÀI TẬP VỀ NHÓM CHƯC, PHỔ HỒNG NGOẠI (IR).

Câu 12: Chỉ ra số sống hấp thụ đặc trưng của nhóm –OH trên phổ hồng ngoại của chất sau:

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Câu 13: Chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm C = O (ketone) trên phổ hồng ngoại:

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Câu 14: Hãy chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm – OH trên phổ hồng ngoại sau

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Câu 15: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O, là một hợp chất dễ bay hơi. Dựa vào phổ IR dưới đây, hãy cho biết peak nào giúp dự đoán được trong Y có nhóm chức aldehyde.

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Câu 16: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O, là một hợp chất dễ bay hơi. Dựa vào phổ IR dưới đây, hãy cho biết peak nào giúp dự đoán được trong Y có nhóm chức ketone.

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 11

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Hoá học 11 các chủ đề hay, chi tiết khác:

Chủ đề 2: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Chủ đề 3: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Chủ đề 4: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

1 285 21/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: