Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 9 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 9
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Đề số 1
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa của văn bản. - Luyện từ và câu:Ôn tập danh từ, động từ, danh từ. - Viết: Luyện tập viết văn kể. |
BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU CHÍNH TÔI CÓ LỖI Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói: - Xin đồng chí cho xem giấy ra vào! - Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ - Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào. Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân: - Cậu có biết cậu không cho ai vào không? - Tôi không biết - Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy! Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói: - Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng. (Theo Bô-rít Pô-lê-vôi) Câu 1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì? A. Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ B. Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ C. Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà Câu 2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác? A. Vì Lê-nin không có giấy ra vào B. Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-nin C. Vì anh không nắm được quy định Câu 3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào? A. Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân B. Nói cho anh học sinh quân biết tên mình C. Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà Câu 4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”? A. Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi B. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc C. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy |
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1: Ý nghĩa câu chuyện Thưa chuyện với mẹ? Em hãy điền những từ gợi ý vào chỗ trống thích hợp:
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để ……….. giúp mẹ. Cương ………. mẹ đồng tình với mình, không xem nghề thợ rèn là ………... Ước mơ của Cương là ………., bất kì nghề nghiệp nào chỉ cần kiếm tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình thì đều ………….
(Từ gợi ý: đáng quý, hèn kém, kiếm sống, thuyết phục, chính đáng)
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Điều ước của vua Mi-đát?
A. Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
B. Lòng nhân hậu là điều vô cùng đáng quý trong cuộc sống
C. Hãy sống trân trọng và yêu thương mọi thứ xung quanh mình
D. Cần tỉnh táo khi đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống
Câu 3:
Giải câu đố sau biết rằng tên cây bắt đầu bằng l hoặc n)
Thân hình mảnh dẻ đeo đầy ngọc
Mùa xuân xanh mướt thu đổi màu
Vàng rực làng trên cùng xóm dưới
Tách vỏ vàng ra hạt trắng phau
Đáp án là cây ….
Câu 4:
Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có vần uôn hoặc uông)
Quả gì rắn tựa thép gang
Hễ ai động đến kêu vang khắp vùng
Đáp án là cái …….
Câu 5:
Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
Những luồn gió cát
Những tia lắng rát
Cho những mầm lon
Trở mình suông sẻ
Câu 6:
Chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước
a. …. gì có đôi cánh để bay ngay về nhà
b. Tuổi trẻ hay …
c. Nam … trở thành phi công vũ trụ
d. Vừa chợp mắt, Lan bỗng … nghe tiếng hát
(Từ gợi ý: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước)
Câu 7:
Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ trong những câu sau
a. Ước mơ nho nhỏ của cô ấy là sau này già đi có thể về quê mở một hiệu sách nhỏ.
b. Hằng đêm Lan vẫn thường ngẩng đầu lên trời, ngước nhìn những vì sao và mơ tưởng xa xôi
Câu 8:
Động từ là gì?
A. Động từ là những chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
B. Động từ là những từ chỉ tình cảm, trạng thái, tính chất của sự vật
C. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
D. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người
Câu 9:
Tìm kiếm các động từ có trong đoạn văn sau
Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở
Câu 10:
Em từng trao đổi ý kiến với bố mẹ, anh chị về một việc gì đó chưa ? Hãy viết đoạn văn kể về cuộc trao đổi đó.
Đáp án:
Câu 1:
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với mình, không xem nghề thợ rèn là hèn kém. Ước mơ của Cương là chính đáng, bất kì nghề nghiệp nào chỉ cần kiếm tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình thì đều đáng quý
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Điều ước của vua Mi-đát:
Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
Đáp án là cây lúa
Câu 4:
Đáp án là cái chuông
Câu 5:
Những luồn gió cát
Những tia lắng rát
Cho những mầm lon
Trở mình suông sẻ
Sửa lỗi: luồn -> luồng, lắng -> nắng, lon -> non, suông -> suôn
Câu 6:
a. Ước gì có đôi cánh để bay ngay về nhà
b. Tuổi trẻ hay mơ mộng
c. Nam mơ ước trở thành phi công vũ trụ
d. Vừa chợp mắt, Lan bỗng mơ màng nghe tiếng hát
Câu 7:
a. Ước mơ nho nhỏ của cô ấy là sau này già đi có thể về quê mở một hiệu sách nhỏ.
b. Hằng đêm Lan vẫn thường ngẩng đầu lên trời, ngước nhìn những vì sao và mơ tưởng xa xôi
Câu 8:
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Đáp án đúng: C.
Câu 9:
Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.
Câu 10:
Đầu năm học lớp 4, khi gần nhà em có mở một trung tâm dạy nhạc. Em rất muốn xin bố mẹ cho theo học nên muốn tìm đồng minh, người đầu tiên em tìm đến là chị của mình:
- Chị ơi, em muốn theo học ở trung tâm dạy nhạc gần nhà mình. Tối nay em sẽ xin phép bố mẹ, chị ủng hộ em nhé!
Chị gái em lập tức phản ứng:
- Mới đầu năm học, em lo tập trung học đi, đừng theo học những thứ vô bổ và mất thời gian như thế. Chị không ủng hộ đâu.
Tuy có chút buồn nhưng em vẫn kiềm lại và nói với chị:
- Âm nhạc là niềm yêu thích của em. Hơn nữa học nhạc cũng có nhiều lợi ích lắm chị ạ. Âm nhạc sẽ giúp chúng ta thư giãn và tâm hồn cũng được rộng mở hơn. Em muốn học nhạc để sau này sẽ thi vào nhạc viện. Em hứa sẽ không xao nhãng việc học chính. Em sẽ sắp xếp thời gian hợp lí. Em muốn nghiêm túc theo đuổi ước mơ của mình chị ạ.
Lúc này chị gái mới dịu đi rồi nói:
Chị chỉ sợ em xao nhãng việc học trên lớp thôi. Nếu em đã quyết tâm như vậy thì chị sẽ ủng hộ em. Em phải cố gắng lên nhé.
Lúc này em mới thở phào nhẹ nhõm ôm trầm lấy chị và nói:
- Em xin hứa, em cảm ơn chị đã hiểu và ủng hộ em!
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Đề số 3
PHIẾU ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiếng Việt)
Bài 1: Xếp các từ ghép sau vào bảng cho phù hợp:
hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu,
quần áo, ghế tựa, máy bay.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ………………………… ………………………… …………………………. |
Từ ghép có nghĩa phân loại: ……………………… ……………………… ……………………… |
Bài 2: Xếp các từ sau vào bảng cho phù hợp: thẳng thắn, thật thà, gian dối, lừa dối, ngay thẳng, dối trá, gian lận, lừa đảo, chân thật, giảo hoạt, chính trực.
Từ gần nghĩa với từ trung thực ………………………… ………………………… ………………………… |
Từ trái nghĩa với từ trung thực ………………………………… ………………………………… ………………………………… |
Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có chứa tiếng “thương”
..................................................................................................................................................
Bài 4: Tìm 2 danh từ cho mỗi loại dưới đây:
a. danh từ chỉ người: ……………………………………………………………
b. danh từ chỉ vật: …………………………………………………………………
c. danh từ chỉ hiện tượng: ……………………………………………………
d. danh từ chỉ khái niệm: ………………………………………………………
e. danh từ chỉ đơn vị: ……………………………………………………………
Bài 5: Viết:hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về:
- Lòng thương người: ………………………………………..........
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Tính trung thực và tự trọng:…………………………………….
………………………………………………………………………………………
.....................................................................................................................................
- Ước mơ của con người: .................................................................................................
Bài 6 : Dựa vào nội dung bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
a. Mẹ Nhà Trò phải vay lương ăn của bọn nhện..
b. Bọn nhện chăng tơ ngang đường đe bắt Nhà Trò, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.
c. Chị Nhà Trò ốm yếu, mồ côi mẹ, phải chạy ăn từng bữa, bị bọn nhện đánh.
2. Lời nói và cử chỉ của Dế Mèn thể hiện tính cách gì?
a. Là người có tính khoe khoang trước kẻ yếu.
b. Là người biết cảm thông với kẻ gặp khó khăn.
c. Là người có tấm lòng nghĩa hiệp, tỏ thái độ bất bình trước việc ác, sẵn sàng ra tay bênh vực kẻ yếu.
3. Chi tiết nào cho thấy Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp?
a. Xòe cả hai càng ra bảo chị Nhà Trò: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”.
b. Đến dắt Nhà Trò đi.
c. Đến gần Nhà Trò hỏi han.
4. Từ “ăn hiếp” có nghĩa là gì?
a. Ăn nhiều hết phần người khác
b. Dựa vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác
c. Cậy có sức khỏe, không sợ mọi người
5. Tiếng “yếu ” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần
b. Chỉ có âm đầu và vần
c. Chỉ có vần và thanh
6. Tìm trong bài:
a. Hai danh từ riêng: …………………………………………………………
b. Hai danh từ chung: …………………………………………………………
7. Bài có 4 từ láy là:
a. tỉ tê, chùn chùn, nức nở, thui thủi.
b. tỉ tê, chùn chùn, nức nở, vặt chân vặt cánh
c. tỉ tê, chùn chùn, nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, thui thủi
8. Đặt câu với mỗi từ:
a. thui thủi: ……………………………………………………………………
b. bênh vực: ……………………………………………………………………
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12
Xem thêm các chương trình khác: