Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 27 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 786 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 - Đề số 1

Đề bài:

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

1. Đọc thành tiếng

Đất Cà Mau

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa, thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

(theo Mai Văn Tạo)

- Phũ (trong từ phũ phàng): dữ dội, thô bạo đến mức tàn nhẫn

- Phập phều: trôi nổi, phồng lên rồi lại xẹp xuống

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

2. Trả lời câu hỏi

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

a. Bài đọc nói về tỉnh thành nào của nước ta?

A. Cà Mau

B. Bạc Liêu

C. Sóc Trăng

b. Mùa mưa dông ở Cà Mau thường vào thời điểm nào trong năm?

A. Tháng 2, tháng 3

B. Tháng 3, tháng 4

C. Tháng 5, tháng 6

c. Đất ở Cà Mau vào mùa nắng có đặc điểm gì?

A. Đất mềm, ẩm, thích hợp trồng lúa nước

B. Đất khô, tơi, xốp, dễ trồng các loại cây ăn quả

C. Đất xốp, nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt

d. Để có thể sống trên mảnh đất khắc nghiệt như thế, các loài cây ở Cà Mau đã không chọn cách sống như thế nào?

A. Sống riêng lẻ

B. Quây quần thành chòm, thành rặng

C. Cắm rễ sâu xuống lòng đất

e. Có thể thay từ thịnh nộ trong câu …những cơn thịnh nộ của trời bằng từ nào?

A. Giận dữ

B. Giận dỗi

C. Giận hờn

f. Đoạn 2, bài đọc đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Không sử dụng

PHẦN 2. VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết:

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rẳn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

(trích Đất Cà Mau - Mai Văn Tạo)

2. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn tả lại vườn rau của nhà em, hoặc em đã từng nhìn thấy, tham quan.

Đáp án:

Phần 1. Đọc hiểu

1. Đọc thành tiếng

2. Trả lời câu hỏi

a. A

b. B

c. B

d. A

e. A

f. A

Phần 2. Viết

1. Chính tả

2. Tập làm văn

Bài tham khảo:

Phía sau nhà em có một vườn rau nhỏ. Ở đó có rất nhiều loại rau thơm ngon do chính tay bố em trồng.

Vườn rau có hình giống như hình chữ nhật, không rộng lắm. Chiều dài khoảng 20m, chiều rộng khoảng 15m, gần giống như một căn phòng. Hai mặt của vườn nằm sát với tường rào, hai mặt còn lại được quây bằng hàng cọc gỗ sơn trắng. Khu vườn được bố chia thành từng luống nhỏ, để trồng nhiều loại rau khác nhau. Ở góc sát bờ tường trong cùng, bố dựng một hàng các thanh tre sát tường để cho rau mồng tơi bò lên. Mặt tường còn lại, thì dựng tre cho cây đậu que bò lên. Thế là cả hai mặt tường ấy đều phủ lá xanh um. Ở hai mặt rào gỗ, bố trồng chanh leo, để bò quanh các cọc gỗ, tạo thành một hàng rào tự nhiên rất xinh đẹp. Mỗi khi cây ra hoa, kết trái, bốn mặt rào của khu vườn toàn là những hoa nhỏ trắng xinh. Ở giữa vườn, bố chia thành sáu luống rau nhỏ, gồm hai cột, mỗi cột ba luống. Luống trong cùng bố chia làm hai nửa, một nửa trồng rau diếp cá, một nửa trồng rau càng cua. Luống bên cạnh thì để trồng rau ngót. Các luống còn lại thì tùy mùa mà bố trồng các loại rau khác nhau. Mùa đông, xuân trời rét, bố sẽ trồng rau cải, rau thơm, rau xà lách, rau cần… Mùa hè, bố sẽ trồng rau tàu bay, rau má. Ở giữa các luống, bố lát các viên gạch đỏ chéo, tạo thành lối đi chắc chắn, lại sạch sẽ. Ở hai góc vườn đối nhau, bố trồng cây mướp và cây bầu, rồi dẫn cho nó bò lên khung dàn che ở trên khu vườn. Thế là, mùa hè đi ra vườn không sợ nắng, trời mưa lại chẳng sợ ướt. Khi có quả thì chúng lủng lẳng phía dưới sàn trông thật thích mắt.

Ở lối vào khu vườn, bố có lắp một cái bơm nước ở đấy. Kéo theo vòi bơm, em có thể tưới nước cho cả khu vườn. Nhờ vậy, lúc nào cây trong vườn cũng tươi xanh. Từ lúc có khu vườn, hầu như nhà em không phải mua rau ngoài chợ nữa. Ăn rau do chính nhà mình trồng em cảm thấy ngon và sạch lắm. Thích vô cùng. Mỗi ngày chủ nhật, em sẽ theo bố mẹ ra vườn, làm cỏ cho rau mọc tốt. Thỉnh thoảng khi bố bận, em sẽ xin được ra vườn tưới rau thay bố. Lúc ấy, em cảm thấy vui sướng vô cùng vì mình làm được việc có ích.

Khu vườn sau nhà đối với em không chỉ là một nơi để trồng rau. Mà nó còn là nơi để em được thư giãn sau giờ học mệt mỏi. Em sẽ cố dành dành thời gian để thường xuyên tưới nước, làm cỏ cho khu vườn. Để khu vườn luôn là một ốc đảo nhỏ tươi xanh.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Đọc lại bài Dù sao thì trái đất vẫn quay và cho biết lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?

Câu 2: Ý nghĩa bài văn Dù sao thì trái đất vẫn quay?

A. Ca ngợi lòng dũng cảm của nhà thơ dám đấu tranh chống lại tên vua hung hăng, độc ác

B. Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

C. Ca ngợi vị anh hùng cái thế đã đánh đuổi được bọn phản loạn

D. Cho thấy cuộc sống lầm than của người dân dưới thời phong kiến

Câu 3: Trong truyện Con sẻ vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

A. Vì hành động không tiếc thân mình lao xuống bảo vệ con là hành động rất đáng khâm phục khiến nhiều người cảm động

B. Vì tác giả cảm thấy con sẻ này rất ngang bướng và ương ạnh

C. Vì tác giả cảm thấy chú chó của mình thật tuyệt

D. Vì con sẻ già rất thông minh và dũng cảm

Câu 4: Ý nghĩa câu chuyện Con sẻ?

A. Chê trách hành động độc ác của con sói

B. Chê trách hành động vô tâm của người chủ vì không sớm ngăn cản con chó

C. Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già

D. Ca ngợi sự trung thành của con chó

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả?

a) Công sưởng

b) Sông ngòi

c) Cuộc sống

d) Sác định

Câu 6: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào viết sai chính tả?

a) Hoãng hốt

b) Rác thải

c) Thừa thải

d) Khen thưởng

Câu 7: Câu khiến (câu cầu khiến) thường được kết thúc bằng dấu câu nào?

A. dấu hỏi

B. dấu chấm than hoặc dấu chấm

C. dấu hỏi hoặc dấu ngã

D. dấu ngã

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?

A. Trời nắng quá!

B. Hôm nay, trời rất nắng.

C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

D. Trời có nắng lắng không?

Câu 9: Em hãy nối những tình huống ở cột A với câu khiến phù hợp ở cột B

1. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

a. Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn

Giang ạ!

2. Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

b. Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

3. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

c. Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

Câu 10: Viết bài văn tả một cây hoa

Đáp án:

Câu 1:

Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đàybảo vệ chân lí khoa học.

Câu 2:

Ý nghĩa bài văn Dù sao thì trái đất vẫn quay:

Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé: Vì hành động không tiếc thân mình lao xuống bảo vệ con là hành động rất đáng khâm phục khiến nhiều người cảm động

Đáp án đúng: A.

Câu 4:

Ý nghĩa của câu chuyện Con sẻ: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già

Đáp án đúng: C.

Câu 5:

Các trường hợp viết đúng chính tả là:

- Sông ngòi

- Cuộc sống

Sửa lại một số trường hợp sai chính tả: công sưởng -> công xưởng, sác định -> xác định

Câu 6:

Những trường hợp viết sai chính tả là:

- Hoãng hốt

- Thừa thải

Sửa lỗi sai: hoãng hốt -> hoảng hốt, thừa thải -> thừu thãi

Câu 7:

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.

Đáp án đúng: B. dấu chấm than hoặc dấu chấm

Câu 8:

Trời nắng quá! – Câu cảm, bày tỏ cảm xúc trước sự việc trời rất nắng.

Hôm nay, trời rất nắng. – Câu trần thuật, thông báo một sự việc là hôm nay trời rất nắng

Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng! – Câu cầu khiến, đưa ra yêu cầu cho con là con nên mang ô để tránh nắng

Trời có nắng lắm không? – câu hỏi, hỏi về tình hình thời tiết

Vậy nên câu cầu khiến là câu “Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

Đáp án đúng: C.

Câu 9:

1 – b: Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút - Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

2 – a: Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. - Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ!

3 – c: Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. - Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

Câu 10:

Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.

Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.

Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.

Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

1 786 05/03/2024
Mua tài liệu