Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 19 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 19
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 - Đề số 1
Đề bài:
Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:
Con người là........... vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ ............. trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn........làm thơ, vẽ tranh............ tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc ................ mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người................. đáng được gọi là “hoa của đất”.
(sinh/xinh, biếc/biết, sáng/xáng, tuyệc/tuyệt, sứng/xứng)
Câu 2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động
- Từ viết đúng chính tả:
M: sáng sủa.................................
- Từ viết sai chính tả:
M: sắp sếp....................................
b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc
- Từ viết đúng chính tả:
M: thời tiết, .................................
- Từ viết sai chính tả:
M: thân thiếc,...............................
Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây. Đánh dấu X vào [...] trước câu kể Ai làm gì?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.
☐ Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. ☐ Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. ☐ Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tỉến. ☐ Tiến không có súng, cùng chẳng có kiếm. ☐ Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. ☐ Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy mất.
Câu 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có ý nghĩa gì? Đánh dấu X vào [...] thích hợp.
☐ Nêu hoạt động của sự vật (người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hoá).
☐ Nêu đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hoá).
☐ Chỉ sự vật (người, con vật hoặc cây cối đồ vật được nhân hoá) có hoạt động đươc nêu ở vị ngữ
Câu 5. Cho biết chủ ngữ của các câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu X vào [..] trước ý trả lời đúng.
☐ Do danh từ và các từ kèm theo nó (cum danh từ) tạo thành
☐ Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành
☐ Do tính từ và các từ kèm theo nó (cum tính từ) tạo thành
Câu 6. Đọc ba đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả cái cặp sách (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10). Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn đó.
a) Giống nhau ...........
b) Khác nhau ............
Câu 7. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách sau:
a) Mở bài trực tiếp
b) Mở bài gián tiếp
Đáp án:
Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống sau.
Con người là sinh vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng đáng được gọi là "hoa của đất".
(sinh / xinh, biếc / biết, sáng / xáng, tuyệc / tuyệt, sứng / xứng)
Câu 2. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động
- Từ ngữ viết đúng chính tả
M: sáng sủa, sản sinh, sinh động
- Từ ngữ viết sai chính tả
M: sắp sếp, tinh sảo, bổ xung
b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc
- Từ ngữ viết đúng chính tả
M: thời tiết, công việc, chiết cành
- Từ ngữ viết sai chính tả
M: thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc
Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây. Đánh dấu X vào [...] trước câu kể Ai làm gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.
[.X.] Môt đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. [.X.] Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. [.X.] Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. [...] Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. [.X.] Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. [.X.] Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
Câu 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có ý nghĩa gì? Đánh dấu X vào [..] thích hợp:
[...] Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
Câu 5. Cho biết chủ ngữ của câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng:
X Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.
Câu 6. Đọc đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả cái cặp sách (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10). Viết vào chỗ trống điểm giống nhau và khác nhau trong các đoạn đó.
a) Giống nhau
- Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.
b) Khác nhau
- Đoạn a: Giới thiệu ngay chiếc cặp - đồ vật cần miêu tả.
- Đoạn b, c: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.
Câu 7. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách sau:
a) Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn xếp nhỏ xinh này là người bạn thân thiết của em bao năm qua.
b) Mở bài gián tiếp: Đầu năm học vừa qua, ba mẹ em trang bị cho em nhiều dụng cụ học tập mới nào bút, nào thước, cặp sách. Trong đó em thích nhất là chiếc bàn xếp do chính ba em đóng.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 - Đề số 2
Đề bài:
Phần 1. Đọc hiểu
Chiếc máy bơm
Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao, anh thanh niên Ác-si-mét thầm nghĩ: "Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?”
Sau nửa tháng trời tính tới tính lui, Ác-si-mét đã làm ra một chiếc máy bơm. Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao trước những đôi mắt thán phục của mọi người.
Chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời như vậy cách đây hơn 2000 năm. Đến bây giờ, nhiều nơi vẫn còn sử dụng loại máy bơm ấy. Xin nói thêm: những cánh xoắn máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít bạn thường dùng đều là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
(theo Vũ Bội Tuyền)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
1. Ai là người đã tạo ra chiếc máy bơm?
A. Ác-sì-mét
B. Ác-si-mét
C. Ác-sị-mét
2. Chiếc máy bơm đầu tiên được tạo ra cách đây bao lâu?
A. 2000 năm
B. 3000 năm
C. 4000 năm
3. Khi thấy những người nông dân vất vả vác nước từ dưới sông lên dốc cao, Ác-si-met đã nghĩ gì?
A. Những người nông dân ấy thật chăm chỉ và chịu khó
B. Liệu có cách gì chuyển các ruộng nương xuống cạnh bờ sông để nông dân đỡ vất vả không nhỉ?
C. Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?
4. Vậy nào sau đây không phải là con cháu của chiếc bơm cổ xưa?
A. Những cánh xoắn máy bay, tàu thuỷ
B. Những chiếc đinh vít
C. Những chiếc dây cao su
Câu 2. Em hãy tả lại cấu tạo của chiếc bơm cổ xưa trong bài trên
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
Phần 2. Chính tả
Câu 1. Nghe - viết
Máy bơm là một đường ống có hai cửa : một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao trước những đôi mắt thán phục của mọi người.
Câu 2. Bài tập
Cho các từ sau: mùa suân, năng động, chăm trỉ, rữa xe, quê hương, kín đáo, bình thường, sa xôi, buổi tối, nỗi lầm.
Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm sau:
Từ viết đúng chính tả |
Từ viết sai chính tả |
….……………………… ….……………………… |
………… ……………… |
Phần 3. Luyện từ và câu
Câu 1. Đọc lại đoạn văn sau:
Tết sắp đến, cả nhà ai cũng bận rộn. Suốt tuần, bố và mẹ làm việc ở cơ quan. Cuối tuần, bố ngồi lau bộ bàn ghế và cả mấy chậu hoa. Mẹ đi chợ, mua sắm đồ ăn, bánh mứt, quà Tết. Chị Hai lau nhà, sắp xếp lại những món đồ cũ. Em thì dọn dẹp lại góc học tập cho ngăn nắp, sạch sẽ. Mỗi người một việc, tuy bận nhưng mà vui lắm.
a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
b. Gạch chân dưới các chủ ngữ của từng câu vừa tìm được.
Câu 2. Em hãy đặt câu nói về hoạt động của từng người (hoặc từng nhóm người) có trong bức tranh dưới đây:
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
Phần 4. Tập làm văn
Em hãy viết một mở bài gián tiếp và một kết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc bàn học ở nhà của em.
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
Đáp án:
Phần 1. Đọc hiểu
Chiếc máy bơm
Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao, anh thanh niên Ác-si-mét thầm nghĩ: "Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?”
Sau nửa tháng trời tính tới tính lui, Ác-si-mét đã làm ra một chiếc máy bơm. Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao trước những đôi mắt thán phục của mọi người.
Chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời như vậy cách đây hơn 2000 năm. Đến bây giờ, nhiều nơi vẫn còn sử dụng loại máy bơm ấy. Xin nói thêm: những cánh xoắn máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít bạn thường dùng đều là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
(theo Vũ Bội Tuyền)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
A |
C |
c |
Câu 2. Em hãy tả lại cấu tạo của chiếc bơm cổ xưa trong bài trên
Chiếc máy bơm đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao.
Phần 2. Chính tả
Câu 1.Học sinh nghe viết vào vở.
Câu 2.
Từ viết đúng chính tả |
Từ viết sai chính tả |
năng động, quê hương, kín đáo, bình thường, buổi tối |
mùa suân, chăm trỉ, rữa xe, , sa xôi, nỗi lầm. |
Phần 3. Luyện từ và câu
Câu 1.
a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
1. Suốt tuần, bố và mẹ làm việc ở cơ quan
2. Cuối tuần, bố ngồi lau bộ bàn ghế và cả mấy chậu hoa.
3. Mẹ đi chợ, mua sắm đồ ăn, bánh mứt, quà Tết
4. Chị Hai lau nhà, sắp xếp lại những món đồ cũ.
5. Em thì dọn dẹp lại góc học tập cho ngăn nắp, sạch sẽ.
b. Gạch chân dưới các chủ ngữ của từng câu vừa tìm được.
1. Suốt tuần, bố và mẹ làm việc ở cơ quan
2. Cuối tuần, bố ngồi lau bộ bàn ghế và cả mấy chậu hoa.
3. Mẹ đi chợ, mua sắm đồ ăn, bánh mứt, quà Tết
4. Chị Hai lau nhà, sắp xếp lại những món đồ cũ.
5. Em thì dọn dẹp lại góc học tập cho ngăn nắp, sạch sẽ.
Câu 2. Em hãy đặt câu nói về hoạt động của từng người (hoặc từng nhóm người) có trong bức tranh dưới đây:
1. Bố đang chụp ảnh
2. Ông đang lựa câu đối
3. Mẹ và bà đang chọn hoa tết
4. Em đang vui chơi ngắm chợ xuân
Phần 4. Tập làm văn
Em hãy viết một mở bài gián tiếp và một kết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc bàn học ở nhà của em.
Mở bài gián tiếp tả cái bàn học – Bài tham khảo
Ngày hôm qua, lúc em đang học bài, thì bố có vào ngồi nhìn em một lát rồi đi ra. Điều đó khiến em có chút ngạc nhiên, nhưng sau đó em lại tập trung ngay vào bài toán đang làm dở. Ngày hôm sau, lúc đi học về, em đã phải ngạc nhiên vô cùng với chiếc bàn học mới tinh trong phòng. Thì ra, khi nhìn thấy em đã cao hơn chiếc bàn cũ nên phải cúi mình xuống rất nhiều khi viết, bố đã rất thương em. Vậy nên, ngay hôm sau, bố đã đi mua cho em một chiếc bàn học mới vừa người hơn.
Kết bài mở rộng tả cái bàn học– Bài tham khảo
Cạnh chiếc bảng đen của lớp tôi có treo chiếc nội quy, trên ấy có ghi “Là một người học sinh, cần có ý thức bảo vệ trường lớp, của công. Không được vẽ bậy lên tường, cửa lớp, bàn học. Không nhảy lên bàn, dẫm chân, làm trầy xước bàn học.” Đây là những lời dặn mà chúng tôi luôn nhìn thấy đầu tiên mỗi khi bước vào lớp. Bởi vậy mà chúng cũng ghi lòng tạc dạ trong chúng tôi suốt những ngày tháng đi học. Chính vì luôn có ý thức bảo vệ bàn ghế nên bàn học trong lớp tôi luôn xinh đẹp như mới. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thiết nhất với tôi. Tôi tự nhủ sẽ học tập thật chăm chỉ với chiếc bàn này để không phụ công dạy dỗ của thầy cô, đầu tư vật chất đẹp đẽ của nhà trường.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21
Xem thêm các chương trình khác: