Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 22 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,149 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây xoài

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây gậy có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!

Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này, chủ chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy tôi cách sống tốt ở đời.

(Theo Mai Duy Quý)

a) Hoàn thành bảng sau:

Trạng thái của cây

Hành động của ba tôi

Hành động của chú Tư

Bình thường

Biếu vài ba chục quả

Ngả sang vườn nhà chú Tư

Biếu vài ba chục quả

Bị chặt phần ở bên vườn nhà chú Tư

Biếu vài ba chục quả

b) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Câu 2: Gạch dưới bộ phận của chủ ngữ trong các câu sau:

a. Nắng phố huyện vàng hoe.

b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Câu 3: Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:

a) Vào những ngày cuối thu, dọc hai bên đường Phan Đình Phùng, lá sấu vàng rơi như trải thảm.

b) Các quán hàng hai bên đường đông khách hơn.

c) Những cơn gió đầu mùa se lạnh.

d) Mọi người đều cảm nhận được không khí se lạnh của đầu đông.

Câu 4:

a) Khoanh vào chữ cái trước những từ ngữ chỉ vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của con người:

A. thật thà

B. thon thả

C. tế nhị

D. sáng suốt

E. dịu hiền

G. cao ráo

H. cởi mở

I. độ lượng

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả về thân, lá, gốc (hoặc hoa, quả) của một cây mà em biết. (Chú ý sử dụng mẫu câu Ai thế nào?)

Đáp án:

Câu 1:

a.

Trạng thái của cây

Hành động của ba tôi

Hành động của chú Tư

Bình thường

Biếu vài ba chục quả

Nhận quà

Ngả sang vườn nhà chú Tư

Biếu vài ba chục quả

Không nhận, đợi lúc chủ cây xoài đi vắng thì đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà mình xuống

Bị chặt phần ở bên vườn nhà chú Tư

Biếu vài ba chục quả

Chỉ nhận mấy quả

b.

Câu chuyện muốn khuyên chúng ta nên sống tốt, sống hay tức là sống có trước có sau, đối xử tốt bụng với những người xung quanh và loại bỏ thói ích kỉ.

Câu 2:

a. Nắng phố huyện vàng hoe.

b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Câu 3:

a) Vào những ngày cuối thu, dọc hai bên đường Phan Đình Phùng, lá sấu vàng/ rơi như trải thảm.

b) Các quán hàng hai bên đường/ đông khách hơn.

c) Những cơn gió đầu mùa/ se lạnh.

d) Mọi người/ đều cảm nhận được không khí se lạnh của đầu đông.

Câu 4:

Đáp án: Khoanh vào A,C,D,E,H,I

Câu 5:

Nhìn từ xa, tán bàng xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút, vươn thẳng lên trời. Quanh năm bàng khoác chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ. Hè tới, bàng ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc,những chùm hoa ấy kết thành trái. Đó là món ăn yêu thích của tụi học trò chúng tôi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2. Ghi lại vào bảng dưới đây:

a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu kể Ai thế nào?

Nội dung chủ ngữ biểu thị

Từ ngữ tạo thành chủ ngữ

.............

..............

...............

..............

...............

.................

..............

................

.................

..............

.................

..................

Câu 3. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài

Trình tự quan sát

Từng bộ phận của cây

Từng thời kì phát triển của cây

Sầu riêng

Bãi ngô

Cây gạo

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

- Thị giác (mắt) Khứu giác Thính giác Vị giác

(Bãi ngô):

(Cây gạo):

(Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

- Giống .....................................

- Khác ......................................

Câu 4. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem.

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?

Đáp án:

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2. Ghi lại vào bảng dưới đây:

a) Các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của những câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ.

Câu kể Ai thế nào?

Nội dung chủ ngữ biểu thị

Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ

Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

Nói về Hà Nội

Danh từ riêng “Hà Nội”

Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

Nói về vùng trời Hà Nội

Cụm danh từ: “Cả một vùng trời”

Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

Nói về các cụ già

Cụm danh từ “Các cụ già

Câu 5: Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Nói về những cô gái

Cụm danh từ: “Những cô gái Thủ đô”

Câu 3. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Ghi dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài

Trình tự quan sát

Từng bộ phận của cây

Từng thời kì phát triển của cây

Sầu riêng

X

Bãi ngô

X

Cây gạo

X (Từng thời kì phát triển của bông gạo)

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

- Thị giác(mắt)

(Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

(Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

(Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác (mũi)

(Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác (lưỡi)

(Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác (tai)

(Cây gạo): tiếng chim hót (Bãi ngô) tiếng tu hú

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

Bài “sầu riêng”

- So sánh:

+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

+ Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh:

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa:

+ Búp ngô non núp trong cuống lá.

+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa:

+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

a) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

b) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

- Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Câu 4. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem:

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài? Tác dụng gì?

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

1 1,149 05/03/2024
Mua tài liệu