Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 28 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 - Đề số 1
Đề bài:
Câu 1: Em hãy nối câu chuyện với nhân vật tương ứng xuất hiện trong câu chuyện đó
1. Bốn anh tài |
a. con chó săn |
2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa |
b. Ga-li-lê |
3. Khuất phục tên cướp biển |
c. Bác sĩ Ly |
4. Ga-vrốt ngoài chiến lũy |
d. Cẩu Khây |
5. Dù sao thì trái đất vẫn quay |
e. Trần Đại Nghĩa |
5. Con sẻ |
f. Ga-vrốt |
Câu 2: Bài tập đọc nào thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất?
a) Bốn anh tài
b) Khuất phục tên cướp biển
c) Chuyện cổ tích về loài người
d) Bè xuôi sông La
e) Thắng biển
f) Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
g) Trống đồng Đông Sơn
Câu 3: Những bài tập đọc nào thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu?
a)Sầu riêng
b)Chợ Tết
c) Trống đồng Đông Sơn
d) Hoa học trò
e) Đoàn thuyền đánh cá
f) Bè xuôi sông La
Câu 4: Trong những bài tập đọc sau, bài nào không thuộc chủ điểm Những người quả cảm?
a) Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b) Ga-vrốt ngoài chiến lũy
c) Chuyện cổ tích về loài người
d) Dù sao trái đất vẫn quay
e) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:
a. Lan mải miếc đuổi theo chú chuồn chuồn màu xanh biết trên cánh đồng.
b. Cuột thi còn chưa bắt đầu mà đã có người bị chuốc say. Tinh thần chếnh choáng, vì không giữ được bình tĩnh mà họ đều trở thành những kẻ nuốc lời.
Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:
a. Đêm tối, ở lại một nơi heo húc như thế này khiến người ta không khỏi lo lắng, bức rức không yên.
b. Bểnh tìn mải vẫn không có tiến triển khiến anh ấy mất niềm tinh vào cuộc sống.
Câu 7: Đọc đoạn văn nói về bác sĩ Ly trong Khuất phục tên cướp biển vào nối câu văn với dạng câu kể tương ứng dưới đây.
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
1. Câu kể Ai thế nào? |
a. Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. |
2. Câu kể Ai là gì? |
b. Ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. |
3. Câu kể Ai làm gì? |
c. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. |
Câu 8: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào trong những chỗ trống sau:
Tuần trước, tôi về thăm trường cũ. Tại nơi này, tình cờ tôi gặp lại những người bạn từ thuở thiếu thời. Lan ……….. lớp trưởng gương mẫu và Lâm …… cậu học sinh cá biệt của lớp. Lâm vui vẻ bắt chuyện……
….. Chà chàng bác sĩ tương lai, còn nhớ tôi không……..
Lan vẫn chu đáo như xưa, lấy vội chiếc ghế rồi bảo tôi……
……..Tuấn lại đây ngồi đi………
Câu 9: Con hãy nối các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây với ý nghĩa tương ứng ở bên phải:
1. Đẹp người đẹp nết |
a. Gía trị cao quý của con người |
2. Người ta là hoa đất |
b. Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt. |
3. Vào sinh ra tử |
c. Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách |
4. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan |
d. Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết |
Câu 10: Hãy viết một đoạn văn kể về các bạn và những chuyện diễn ra trong một buổi sinh hoạt lớp, em có sử dụng câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Đáp án:
Câu 1:
Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện đã cho
- Bốn anh tài: Cẩu Khây, Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa: Trần Đại Nghĩa
- Khuất phục tên cướp biển: Bác sĩ Ly, tên cướp biển
- Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc
- Dù sao trái đất vẫn quay: Cô-péc-ních, Ga-li-lê
- Con sẻ: Sẻ mẹ, sẻ con, con chó săn, nhân vật tôi
Từ đó soi vào bài tập ta có kết quả sau:
1 - d: Bốn anh tài – Cẩu Khây
2 – e: Anh hùng Trần Đại Nghĩa – Trần Đại Nghĩa
3 – c: Khuất phục tên cướp biển – Bác sĩ Ly
4 – f: Ga-vrốt ngoài chiến lũy – Ga-vrốt
5 – b: Dù sao thì trái đất vẫn quay – Ga-li-lê
6 – a: Con sẻ - con chó săn
Đáp án đúng: 1 – d, 2 – e, 3 – c, 4 – f, 5 – b, 6 – a
Câu 2:
Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất là:
- Bốn anh tài
- Chuyện cổ tích về loài người
- Bè xuôi sông La
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- Trống đồng Đông Sơn
Câu 3:
Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôi màu là:
- Sầu riêng
- Chợ Tết
- Hoa học trò
- Đoàn thuyền đánh cá
Câu 4:
Trong những bài tập đọc đã cho, bài tập đọc không thuộc chủ điểm Những người quả cảm đó là:
- Chuyện cổ tích về loài người
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 5:
a. Lan mải miếc đuổi theo chú chuồn chuồn màu xanh biết trên cánh đồng.
Sửa lỗi: miếc -> miết, biết -> biếc
b. Cuột thi còn chưa bắt đầu mà đã có người bị chuốc say. Tinh thần chếnh choáng, vì không giữ được bình tĩnh mà họ đều trở thành những kẻ nuốc lời.
Sữa lỗi: cuột -> cuộc, nuốc -> nuốt
Câu 6:
a. Đêm tối, ở lại một nơi heo húc như thế này khiến người ta không khỏi lo lắng, bức rức không yên.
Sửa lỗi: húc -> hút, rức -> rứt
b. Bểnhtìnmải vẫn không có tiến triển khiến anh ấy mất niềm tinh vào cuộc sống.
Sửa lỗi: Bểnh -> bệnh, tìn -> tình, tinh -> tin
Câu 7:
- Câu kể Ai thế nào?
Ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết.
- Câu kể Ai là gì?
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu.
- Câu kể Ai làm gì?
Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
Câu 8:
Các dấu câu được điền vào các chỗ trống như sau:
Tuần trước, tôi về thăm trường cũ. Tại nơi này, tình cờ tôi gặp lại những người bạn từ thuở thiếu thời. Lan (–) lớp trưởng gương mẫu và Lâm (–) cậu học sinh cá biệt của lớp. Lâm vui vẻ bắt chuyện(:)
(-) Chà chàng bác sĩ tương lai, còn nhớ tôi không(?)
Lan vẫn chu đáo như xưa, lấy vội chiếc ghế rồi bảo tôi(:)
(-) Tuấn lại đây ngồi đi(!)
Câu 9:
- Đẹp người đẹp nét – Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.
- Người ta là hoa đất – giá trị cao quý của con người
- Vào sinh ra tử - Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, cận kề cái chết
- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách
Câu 10:
Thứ sáu là ngày có tiết sinh hoạt của lớp em. Mở đầu, lớp trưởng Lan sẽ lên tổng kết hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. Sau đó, cô chủ nhiệm nhận xét và thưởng phạt đối với từng trường hợp trong lớp. Đồng thời, cô cũng phổ biến cho chúng em phương hướng cũng như những hoạt động trong tuần tới. Sau khi đã giải quyết xong công việc của lớp thì sẽ đến phần giao lưu văn nghệ. Không khí sôi nổi hẳn lên. Các bạn đều hào hứng và mong chờ. Những hoạt động như thế này sẽ giúp cả lớp gắn kết với nhau hơn.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 - Đề số 2
Đề bài:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Em hãy đọc thầm bài văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1:(0,5đ) Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc
B. Nước có hình cái bát
C. Nước có hình của vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai
Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?
A. nhỏ xinh
B. xinh xinh
C. xinh tươi
D. xinh xắn
Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ……………………………………
Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:
- Câu khiến:
Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:
GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:
Hình dáng của nước
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Tiêu chí |
Điểm |
* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa |
0,5 Điểm |
* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài |
0,5 Điểm |
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm |
0,5 Điểm |
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu |
0,5 Điểm |
* Trả lời đúng ý câu hỏi |
1 Điểm |
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
B |
0,5 |
2 |
C |
0,5 |
3 |
A |
0,5 |
4 |
D |
0,5 |
6 |
B |
0,5 |
7 |
C |
0,5 |
Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.
- Câu hỏi: Nam học bài phải không?
- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!
HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.
Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)
- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)
II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:
STT |
Điểm thành phần |
Mức điểm |
|
1 |
Mở bài |
Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. |
1 điểm |
2 |
Thân bài |
- Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh |
4 điểm |
3 |
Kết bài |
Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ… |
1 điểm |
4 |
Chữ viết, chính tả |
Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng |
0,5 điểm |
5 |
Dùng từ, đặt câu |
Từ, câu phù hợp, có hình ảnh |
0,5 điểm |
6 |
Sáng tạo |
- Bài viết có ý độc đáo |
1 điểm |
Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 |
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31
Xem thêm các chương trình khác: