Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 32 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 742 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1. Điền những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc x:

Chúc mừng năm mới sau một.... thế kỉ

Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì............mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm......... tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện............ sở sương mù đang gắng.......... tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và............. lỗi vì..........chậm trễ này.

Câu 2. Điền những chữ bị bỏ trống trong câu chuyện sau, biết rằng các chữ đó chứa o hoặc ô:

Người không biết cười

Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí............. những mẩu chuyện............hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ...................... chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi, ông đến dự buổi.............. chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn................ tiếng.

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

Câu 4. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa ................. cho câu.

Câu 5. Đặt câu hỏi cho trạng ngữ nói trên:

Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

Câu 7. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đây tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Câu 8. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.

a) -..................

b) -..................

Đáp án:

Câu 1. Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc x:

Chúc mừng năm mới sau một... thế kỉ

Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì sao mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm sau tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện xứ sở sương mù đang gắng sức tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và xin lỗi vì sự chậm trễ này.

Câu 2. Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau chứa o hoặc ô:

Người không biết cười

Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mà đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi trò chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

Câu 4. Trạng ngữ vừa tìm được, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.

Câu 5. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên:

Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?

Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngưòi ta tưowrng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

Câu 7. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Câu 8. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.

a) - Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi.

- Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân tán đi khắp chốn những núi bông trắng nuột nà.

b) - Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời.

- Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Khoảng lặng

Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng thật nặng nề và chán nản: cuộc sống dường như chẳng dành cho tôi một chút ưu ái nào!

Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có gương mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngới khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. Tôi bất giác nhìn lại và bàng hoàng nhận ra, cô bé đang di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng gỗ.

Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chừng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đấu mỉm cười khi trao tôi túi hàng đã được buộc chặt. Trước khi bước ra, tôi âu yếm xoa đầu và hỏi tên. Cậu bé chỉ lắc đầu quầy quậy rồi đưa mắt nhìn mẹ như nói điều gì.

- Cháu nó không nói được cô ạ. – Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.

Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường, mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. Tôi đến bên cạnh và hỏi:

- Sao cháu không cùng các bạn?

Cậu bé không trả lời, đôi mắt vẫn hướng về phía trước. Tôi chợt nhận ra cậu bé không thể nghe được lời tôi nói.

Bây giờ, tôi mới nhận ra mình thật hạnh phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.

Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng.

Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Hãy sắn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cô bé, cậu bé đáng yêu kia.

Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Tìm từ ngữ, chi tiết thích hợp trong bảng điền vào bảng

Nhân vật

Khó khăn

Cách ứng xử với mọi người

Cô bé trên xe buýt

Cậu bé bán hàng

Cậu bé bên đường

b) Điều gì làm tác giả thấy mình thật hạnh phúc?

c) Chép lại câu văn cho thấy rõ nhất bài học mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Câu 2: Gạch dưới từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn văn sau:

Ngôi chùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ của Hồ Tây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, với lịch sử hơn 1500 năm mang tên Trấn Quốc mới đây đã lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Buổi sáng cũng như chiều tà, người dân thường đến chùa tụng kinh để mong bình an cho gia đình và mọi người.

Câu 3: Thêm từ ngữ chỉ thời gian cho từng câu dưới đây:

a) …, Hà lại được về quê thăm bà nội.

b) … cả nhà em đi du lịch ở biển.

c) … đội bóng lớp 4A đã vô địch

Câu 4: Gạch dưới những từ ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau:

a) Vì bão tuyết, học sinh ở Sa Pa phải nghỉ học.

b) Vì trời lạnh quá, nhiều trâu bò vùng cao bị chết.

c) Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ nhỏ.

d) Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.

Câu 5: Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một con vật mà em đã từng biết hoặc nhìn thấy.

Đáp án:

Câu 1:

a.

Nhân vật

Khó khăn

Cách ứng xử với mọi người

Cô bé trên xe buýt

Phải di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng

Gật đầu chào với nụ cười rạng rỡ

Cậu bé bán hàng

Không nói được

Mỉm cười trao túi hàng

Cậu bé bên đường

Không nghe được

b. Điều khiến tác giả cảm thấy hạnh phúc đó là được cuộc sống ban tặng cho một cơ thể lành lặn và khoẻ mạnh.

c.

Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và hãy cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cô bé, cậu bé đáng yêu kia.

Câu 2:

Ngôi chùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ của Hồ Tây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, với lịch sử hơn 1500 năm mang tên Trấn Quốc mới đây đã lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Buổi sáng cũng như chiều tà, người dân thường đến chùa tụng kinh để mong bình an cho gia đình và mọi người.

Câu 3:

a) Cuối tuần, Hà lại được về quê thăm bà nội.

b) Mùa hè này, cả nhà em đi du lịch ở biển.

c) Vào trận chung kết, đội bóng lớp 4A đã vô địch

Câu 4:

a) Vì bão tuyết, học sinh ở Sa Pa phải nghỉ học.

b) Vì trời lạnh quá, nhiều trâu bò vùng cao bị chết.

c) Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ nhỏ.

d) Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.

Câu 5:

- Mở bài gián tiếp:

Em có rất nhiều quà sinh nhật nào là gấu bông, búp bê, nào là quả cầu pha lê… nhưng có một món quà em thích nhất đó là Lulu. Em được bố tặng Lulu vào dịp sinh nhật lần thứ 9. Cậu ấy hay làm nũng em trông đến là xinh xắn và đáng yêu.

- Kết bài mở rộng:

Từ ngày có Lulu trong nhà, em vui hẳn lên. Em không còn thấy cô đơn mỗi khi bố mẹ đi làm vắng, em phải ở nhà một mình. Cả nhà em ai cũng yêu quý cậu ấy. Em sẽ chăm sóc chú thật cẩn thận để chú mau lớn và khỏe mạnh.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35

1 742 05/03/2024
Mua tài liệu